Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hoá học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hoá học trường THPT Thanh Oai A, Hà Nội (Lần 1) có đáp án đi kèm, đây là tài liệu ôn tập môn Hóa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016, luyện thi Đại học, Cao đẳng khối A, khối B sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT THANH OAI A

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

MÔN HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

Cho biết: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32;
Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Cd=112; Ba = 137.

Câu 1: Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic (3 – metylbutan – 1 – ol) có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%. Lượng dầu chuối thu được khi đun nóng 132,35 gam axit axetic với 200,00 gam ancol isoamylic là:

A. 286,70 gam.          B. 195,00 gam.         C. 200,90 gam.        D. 295,50 gam.

Câu 2: Có bốn dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn: AlCl3, NH4NO3, K2CO3, NH4HCO3. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt bốn dung dịch trên. Dung dịch thuốc thử đó là:

A. HCl.                B. Quỳ tím.            C. AgNO3.            D. Ba(OH)2.

Câu 3: Cho Y là một amino axit. Khi cho 0,02 mol Y tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,25M và thu được 3,67 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol Y tác dụng với dung dịch KOH thì cần dùng 100ml dung dịch KOH 0,2M. Công thức của Y là:

A. H2NC3H6COOH.                          B. H2NC3H5(COOH)2.
C. H2NC2H3(COOH)2.                        D. (H2N)2C3H5COOH.

Câu 4: Trộn hai dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Lấy 450ml dung dịch X cho tác dụng với V (lít) dung dịch Y (gồm NaOH 0,15M và KOH 0,05M), thu được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là:

A. 0,225.               B. 0,155.              C. 0,450.              D. 0,650.

Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Các thí nghiệm đều tạo ra NaOH là:

A. I, II và III.           B. II, V và VI.           C. II, III và VI.           D. I, IV và V.

Câu 6: Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao và bột đá vôi. Chỉ dùng một chất nào trong các chất cho dưới đây là có thể nhận biết ngay được bột gạo?

A. Dung dịch H2SO4.    B. Dung dịch Br2.       C. Dung dịch HCl.        D. Dung dịch I2.

Câu 7: Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit?

A. HCl > HBr > HI > HF.                      B. HCl > HBr > HF > HI.
C. HI > HBr > HCl > HF.                      D. HF > HCl > HBr > HI.

Câu 8: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).

Tỷ lệ x: y là:

Đề thi thử Đại học khối A, khối B môn Hóa có đáp án

A. 6: 7                B. 7: 8.               C. 5: 4               D. 4: 5

Câu 9: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu nên:

A. Ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi.
B. Rửa cá bằng dung dịch Na2CO3.
C. Rửa cá bằng giấm ăn.
D. Rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng.

Câu 10: Tripeptit mạch hở X và tetrapetit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở, có một nhóm – COOH và một nhóm – NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 36,3 gam. Nếu đốt cháy 0,2 mol Y thì cần số mol O2 là:

A. 1,8.                B. 2,8.                C. 1,875.              D. 3,375.

Câu 11: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là rỗng. Bán kính nguyên tử canxi theo tính toán là:

A. 0,185nm.           B. 0,196nm.           C. 0,168nm.            D. 0,155nm.

Câu 12: Số mol electron cần dùng để khử 0,75 mol Al2O3 thành Al là:

A. 4,5 mol.            B. 0,5 mol.             C. 3,0 mol.             D. 1,5 mol.

(Còn tiếp)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hoá học năm 2016

1. B

2. D

3. B

4. A

5. C

6. D

7. C

8. A

9. C

10. A

11. B

12. A

13. C

14. B

15. C

16. D

17. C

18. B

19. D

20. C

21. D

22. B

23. D

24. B

25. A

26. C

27. B

28. A

29. D

30. D

31. C

32. D

33. A

34. A

35. D

36. B

37. D

38. A

39. B

40. D

41. B

42. A

43. C

44. C

45. A

46. C

47. B

48. A

49. C

50. D

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!