Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Hậu Lộc 2, Thanh Hóa (Lần 2) có đáp án được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu hữu ích, giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu để củng cố kiến thức nhằm ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học môn Hóa tốt hơn.
Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Toán trường THPT Hậu Lộc 2, Thanh Hóa
Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Hậu Lộc 2, Thanh Hóa
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2 TỔ HÓA Đề thi gồm 4 trang |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 Năm 2015-2016 MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
Mã đề 487
Cho biết khối lượng mol của các chất sau:
H = 1; C=12; Ca = 40; Mg = 24; Ba = 137; Cu = 64; Fe = 56 ; Zn = 65; Cl = 35,5; P = 31; Al = 27; K = 39
N =14, O = 16, Pb = 207; I = 127; Br = 80
Câu 1: Este etyl fomiat có công thức là
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3.
Câu 2: Saccarozơ và glucozơ đều có:
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 3: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N?
A. 4 amin. B. 5 amin. C. 6 amin. D. 7 amin.
Câu 4: Hợp chất nào sau đây chứa liên kết ion?
A. HCl B. NH4NO3 C.AlCl3 D. H2SO4
Câu 5: Cho các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)- COOH; ClH3N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH; H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung
dịch có pH < 7 là:
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 6: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là:
A. axit glutamic. B. valin. C. alanin. D. glixin
Câu 7: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:
A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử
Câu 8: Tơ lapsan thuộc loại
A. tơ poliamit. B. tơ visco. C. tơ polieste. D. tơ axetat.
Câu 9: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 10: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V đã dùng là:
A. 200 ml. B. 500 ml. C. 400 ml. D. 600 ml.
Câu 11: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2(K) ⇌ N2O4(k)
(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi tăng nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng nghịch có:
A. Δ H < 0, phản ứng thu nhiệt B. Δ H < 0, phản ứng tỏa nhiệt
C. Δ H > 0, phản ứng thu nhiệt D. Δ H > 0, phản ứng tỏa nhiệt
Câu 12: Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện?
A. 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2 B. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
C. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2 D. Ag2O + CO → 2Ag + CO2.
Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là:
A. 10,6 gam. B. 5,3 gam. C. 21,2 gam. D. 15,9 gam.
Câu 14: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là :
A. α-aminoaxit. B. β-aminoaxit. C. axit cacboxylic. D. este.
Câu 15: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:
A. Na, Cr, K. B. Be, Na, Ca. C. Na, Fe, K. D. Na, Ba, K
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
1.B 2.C 3.C 4.B 5.D 6.C 7.D 8.C 9.D 10.C | 11.B 12.A 13.A 14.A 15.D 16.A 17.D 18.A 19.C 20.D | 21.B 22.B 23.B 24.A 25.B 26.C 27.C 28.D 29.D 30.C | 31.A 32.D 33.B 34.D 35.B 36.B 37.C 38.C 39.D 40.D | 41.A 42.B 43.C 44.A 45.A 46.A 47.B 48.C 49.A 50.B |