Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Tuyên Quang (Lần 2) là tài liệu ôn thi đại học môn Hóa, ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa dành cho các bạn học sinh lớp 12, các bạn thí sinh tự do luyện đề, củng cố kiến thức. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Tuyên Quang (Lần 1)
SỞ GD& ĐT TUYÊN QUANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN ----------------- (Đề thi có 04 trang) | ĐỀ THI THỬ LẦN 2 KỲ THI QUỐC GIA THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: HÓA HỌC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề). Mã đề: 132 |
- Cho nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137
- Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn
Câu 1: Để nhận biết các dung dịch muối (đựng riêng biệt trong các ống nghiệm): Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NH4NO3, MgCl2 có thể dùng dung dịch
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. BaCl2. D. AgNO3.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 8,9 gam tristearin bằng dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,18. B. 3,04. C. 9,12. D. 3,06.
Câu 3: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIA. B. chu kì 3, nhóm VIB.
C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 4: Cho tripeptit Gly – Ala – Val phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu vàng. B. màu tím. C. màu da cam. D. màu xanh lam thẫm.
Câu 5: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, Ca(HCO3)2, CrCl3, AlCl3, MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 6: X là amino axit no, mạch hở, đơn chức amin, đơn chức axit. Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là
A. Glyxin. B. Valin. C. Alanin. D. Lysin.
Câu 7: Hấp thụ hết 0,2 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,025 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,475. B. 19,700. C. 9,850. D. 4,925.
Câu 8: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Glucozơ. B. Peptit. C. Chất béo. D. Xenlulôzơ.
Câu 9: Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, phenol, benzen, pentan, axit acrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 10: Mưa axit ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa axit là
A. CO và CH4 B. CO và CO2 C. CH4 và NH3 D. SO2 và NO2
Câu 11: Thành phần chính của phân supe photphat kép là
A. KCl. B. (NH4)2HPO4. C. Ca(H2PO4)2. D. (NH2)2CO.
Câu 12: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Mg, Zn, Cu B. Fe, Cu, Ag C. Al, Fe, Cr D. Ba, Ag, Au
Câu 13: Khối lượng Ag sinh ra khi cho 1,5 gam andehit fomic tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. 43,2 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 16,2 gam.
Câu 14: Cho các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Clo có bán kính nguyên tử lớn hơn Flo
B. Brom có độ âm điện lớn hơn iot
C. Trong dãy HX (X là halogen), tính axit giảm dần từ HF đến HI
D. Trong dãy HX (X là halogen), tính khử tăng dần từ HF đến HI
(Còn tiếp)