Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 tỉnh Tây Ninh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm theo sát cấu trúc của đề thi THPT Quốc gia chính thức của Bộ GD - ĐT. Tìm Đáp Án mời các bạn tham khảo nhằm ôn thi đại học môn Sinh hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 tỉnh Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, Thái Bình

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÂY NINH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 6 trang)

KỲ THI THỬ

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2016

Môn thi: SINH HỌC

Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề

Mã đề thi 109

Câu 1: Cho các phương án sau:

(1) Nuôi cấy mô tế bào.

(2) Sinh sản sinh dưỡng.

(3) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.

(4) Tự thụ phấn bắt buộc.

(5) Lai tế bào sinh dưỡng.

Ở thực vật, để duy trì năng suất và phẩm chất của một giống có ưu thế lai. Phương pháp sẽ được sử dụng là

A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2).

Câu 2: Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hóa thạch nhân sơ cổ nhất có ở

A. đại Trung sinh. B. đại Thái cổ. C. đại Cổ sinh. D. đại Nguyên sinh.

Câu 3: Khi nói về kích thước quần thể, xét các kết luận sau đây:

(1) Các quần thể của cùng một loài sống ở các môi trường khác nhau nhưng thường có kích thước giống nhau.

(2) Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

(3) Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu và dồi dào nguồn sống thì tốc độ sinh sản tăng lên.

(4) Nếu kích thước quá lớn và khan hiếm nguồn sống thì cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt làm giảm kích thước quần thể.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 4: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A. prôtêin. B. mARN và prôtêin. C. mARN. D. ADN.

Câu 5: Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa dạng sinh học cao nhất?

A. Hoang mạc. B. Rừng mưa nhiệt đới. C. Thảo nguyên. D. Rừng lá kim.

Câu 6: Đột biến được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn:

A. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể. D. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 7: Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài có hại còn một loài không có hại cũng không có lợi là mối quan hệ

A. hội sinh. B. vật ăn thịt và con mồi.

C. kí sinh. D. ức chế - cảm nhiễm.

Câu 8: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,4AA: 0,2Aa: 0,4aa. Tần số alen A và alen a của quần thể này lần lượt là

A. 0,7 và 0,3. B. 0,5 và 0,5. C. 0,2 và 0,8. D. 0,4 và 0,6.

Câu 9: Cho biết giao tử đực 2n không có khả năng thụ tinh, gen A trội hoàn toàn so với gen a; Ở phép lai ♂AAa x ♀AAaa, tỉ lệ kiểu hình của đời con là

A. 35: 1. B. 17: 1. C. 8: 1. D. 11: 1.

Câu 10: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là

A. thể ba. B. thể bốn. C. thể tứ bội. D. thể ba kép.

Câu 11: Ví dụ nào sau đây là ví dụ về quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.

B. Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau.

C. Chim nhạn và chim cò cùng làm tổ chung.

D. Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.

Câu 12: Một cá thể có kiểu gen Aa BD/bd (tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 20%). Tỉ lệ loại giao tử aBd là

A. 5%. B. 20%. C. 15%. D. 10%.

Câu 13: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau:

A. Hóa thạch. B. Cơ quan tương đồng.

C. Cơ quan thoái hóa. D. Cơ quan tương tự.

Câu 14: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp liền kề.

B. Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt.

C. Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm.

D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất đi do hoạt động hô hấp của sinh vật.

Câu 15: Khẳng định nào dưới đây là không đúng?

A. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.

B. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.

C. Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường.

D. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen và những tính trạng đã hình thành sẵn.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016

1

D

11

B

21

C

31

A

41

D

2

B

12

A

22

B

32

A

42

C

3

C

13

A

23

D

33

C

43

D

4

A

14

A

24

A

34

A

44

A

5

B

15

D

25

C

35

D

45

B

6

D

16

B

26

D

36

B

46

B

7

D

17

D

27

D

37

C

47

B

8

B

18

C

28

C

38

C

48

C

9

B

19

B

29

B

39

A

49

D

10

C

20

A

30

C

40

A

50

B

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm