Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Thành Nhân, TP. Hồ Chí Minh (Lần 2) là đề thi thử Đại học môn Hóa hay có đáp án mà Tìm Đáp Án muốn gửi tới các bạn làm tài liệu luyện thi đại học môn Hóa cũng như ôn thi tốt nghiệp môn Hóa, chuẩn bị tốt cho các kì thi Quốc gia 2016 sắp tới.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Du, Hà Nội (Lần 1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HCM

TRƯỜNG THPT THÀNH NHÂN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA-LẦN 2 NĂM 2016

MÔN HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi 142

Cho biết khối lưng nguyên tử (theo u) của các nguyên t:

H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; I =127; Ba = 137.

Câu 1: Gluxit nào sau đây có phản ứng tráng gương?

A. Tinh bột B. Glucozơ C. Xenlulozơ D. Saccarozơ

Câu 2: Hidro hóa hoàn toàn CH2=CHCHO thì thu được chất nào?

A. CH3CH2CHO B. CH2=CH-CH2OH C. CH3CH(OH)CH3 D. CH3CH2CH2-OH

Câu 3: Cho các dung dịch: HCl, NaCl, HNO3 (loãng), CuSO4. Fe không tác dụng được với dung dịch nào?

A. CuSO4 B. HCl C. NaCl D. HNO3 (loãng)

Câu 4: Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của ôtô thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ

A. Poli etilen B. Poli (metyl metacrylat)

C. Poli butadien D. Poli (vinylclorua)

Câu 5: Hiện nay khí metan (CH4) được dùng để thay thế một phần cho các nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá…). Người ta sản xuất khí metan bằng cách nào?

A. Thu metan từ khí bùn ao

B. Cho hơi nước qua than nóng đỏ

C. Phân hủy các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz

D. lên men ngũ cốc

Câu 6: Tách nước 2-metylbutan-2-ol bằng H2SO4 đặc ở 1700C thu được sản phẩm chính nào?

A. 2-metylbut-1-en B. 3-metylbut-2-en C. 2-metylbut-2-en D. 2-metylbut-3-en

Câu 7: Lấy 6,0 gam anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là?

A. 21,6 gam B. 86,4 gam C. 129,6 gam D. 43,2 gam

Câu 8: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương?

A. Andehit axetic B. Axit fomic C. Glucozơ D. But-1-in

Câu 9: Dung dịch CuSO4 loãng được dùng làm thưốc diệt nấm. Để điều chế 400 gam dung dịch CuSO4 5% thì khối lượng CuSO4.5H2O cần dùng là?

A. 31,25 gam B. 40,0 gam C. 32,0 gam D. 25,6 gam

Câu 10: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được 1,12 gam Fe. Giá trị m là.

A. 1,6 gam B. 0,8 gam C. 3,2 gam D. 8,0 gam

Câu 11: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít B. 1,12 lít C. 0,56 lít D. 4,48 lít

Câu 12: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. HNO3 B. NaCl C. KOH D. H2S

Câu 13: Cho các chất: phenol, stiren, benzen, anilin, glixerol. Số chất tác dụng được với dung dịch nước brom ở điều kiện thường là?

A. 6 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 14: Trong các kim loại sau đây, kim loại có tính khử mạnh nhất là?

A. Ag B. Mg. C. Fe. D. Cu.

Câu 15: Ancol etylic và phenol đều có phản ứng với

A. CH3COOH B. Na. C. Nước brom. D. NaOH.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

1. B

11. A

21. A

31. B

41. A

2. D

12. D

22. C

32. A

42. C

3. C

13. D

23. D

33. A

43. C

4. B

14. B

24. A

34. B

44. D

5. C

15. B

25. C

35. B

45. D

6. C

16. B

26. B

36. C

46. A

7. B

17. A

27. C

37. B

47. A

8. D

18. A

28. D

38. D

48. D

9. A

19. D

29. C

39. B

49. C

10. A

20. B

30. C

40. D

50. D

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!