Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 2) có đáp án đi kèm, đây là đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án đi kèm, hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Hóa hiệu quả.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội (Lần 5)
SỞ GD – ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA
| THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) |
Cho biết: Fe = 56, O = 16, N= 14, C = 12, Cu = 64, H = 1, Ag = 108, Mg = 24, Na = 23, Cl = 35,5, P = 31, S = 32, Ba = 137, Al = 27, Li = 7, K = 39.
Câu 1: Hòa tan m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,24 lít NO ở (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
A. 2,8. B. 2,24. C. 11,2. D. 5,6.
Câu 2: Khi sử dụng nhiều các loại nguyên liệu hóa thạch để làm nhiên liệu như: khí thiên nhiên, dầu mỏ, than đá… sẽ gây ra chủ yếu hiện tượng gì trong tự nhiên:
A. Hiện tượng thủng tầng ozon. B. Hiện tượng ô nhiễm đất.
C. Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. D. Hiệu ứng nhà kính
Câu 3: Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng sẽ xuất hiện màu:
A. Tím. B. Vàng. C. Đỏ. D. Xanh.
Câu 4: Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
1. Sục CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy xuất hiện vẩn đục.
2. Đun nóng saccarozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xẩy ra phản ứng tráng gương.
3. Ở nhiệt độ thường etilen làm mất màu dung dịch brom.
4. Khi đun nóng benzen trong KMnO4 thấy màu tím nhạt dần.
Số nhận xét đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn người ta cho chất béo lỏng tác dụng với:
A. dung dịch Br2. B. dung dịch NaOH.
C. H2 xúc tác Ni, to. D. Thủy phân trong môi trường axit.
Câu 7: Cho 7,5 gam glyxin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 11. B. 10. C. 7,5. D. 11,15.
Câu 8: Chất nào sau đây là axit fomic.
A. HCOOH. B. HCHO. C. CH3COOH. D. HCOOCH3
Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
2. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
3. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng, có nhỏ vài giọt CuSO4.
4. Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
5. Để thanh thép ngoài không khí ẩm.
Số trường hợp kim loại bị ăn mòn chủ yếu theo ăn mòn điện hóa là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Sục CO2 vào nước javen.
2. Sục H2S vào dung dịch CuSO4.
3. Sục O3 vào dung dịch KI.
4. Sục CO2 vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm xẩy ra phản ứng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Glucozơ không tham gia phản ứng.
A. Lên men. B. Hiđro hóa. C. Tráng gương. D. Thủy phân.
Câu 12: Cho các chất: Cr2O3, CrO3, Cr(OH)3, Al, ZnO. Số chất có tính lưỡng tính là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Cho từ từ 300 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch Na2CO3 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít CO2 ở (đktc). Giá trị của V là:
A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 1,12 lít.
Câu 14: Trong các chất sau, chất nào có tính axit lớn nhất.
A. Phenol. B. Ancol etylic. C. Axit axetic. D. Axit cacbonic.
Câu 15: Cho 6,72 lít CO2 ở (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 9,85 gam. B. 19,7 gam. C. 39,4 gam. D. 20 gam.
Câu 16: Cho 7,4 gam metylaxetat tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dich thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 8,2. B. 4,1. C. 6,8. D. 8.
Câu 17: Khi cho H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 sẽ có hiện tượng:
A. Từ màu vàng sang mất màu.
B. Từ màu vàng sang màu lục.
C. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam.
D. Từ da cam chuyển sang màu vàng.
Câu 18: Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng không tan trong axit mạnh. Loại quặng đó là:
A. Xiđerit. B. pirit sắt. C. Hematit. D. Manhetit.
Câu 19: Polivinylclorua được trùng hợp từ monome:
A. Etilen. B. Vinylclorua. C. Vinylaxetat. D. buta-1,3-đien.
Câu 20: Cho biết Fe có số hiệu bằng 26. Ion Fe3+ có số electron lớp ngoài cùng là:
A. 13. B. 2. C. 8. D. 10.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016
1 | D | 11 | D | 21 | A | 31 | B | 41 | A |
2 | D | 12 | C | 22 | C | 32 | C | 42 | C |
3 | A | 13 | C | 23 | B | 33 | A | 43 | D |
4 | A | 14 | C | 24 | A | 34 | D | 44 | B |
5 | B | 15 | B | 25 | B | 35 | D | 45 | B |
6 | C | 16 | A | 26 | B | 36 | A | 46 | D |
7 | D | 17 | C | 27 | D | 37 | C | 47 | C |
8 | A | 18 | B | 28 | D | 38 | A | 48 | D |
9 | C | 19 | B | 29 | B | 39 | A | 49 | D |
10 | C | 20 | A | 30 | A | 40 | C | 50 | A |