Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, có đáp án đi kèm. Đây là đề luyện thi hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng 2016. Mời các bạn tham khảo.
Những dạng câu hỏi khó trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học tỉnh Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An
SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN | ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: HÓA HỌC Thời gian: 90 phút Ngày thi: Sáng 3 – 4 - 2016 |
Nguyên tử khối các nguyên tố: C = 12; H = 1; O = 16; Fe = 56; Al = 27; Cl = 35,5; S = 32; N = 14; K = 39;
Ag = 108; Ba = 137; Na = 23; Ca = 40; Br = 80.
Câu 1: Alanin có công thức là:
A. (COOCH3)2 B. NH2CH(CH3)COOH C. NH2CH2CH2COOH D. C6H5NH2
Câu 2: Chất nào sau đây có tính bazo mạnh hơn C2H5NH2?
A. NH3 B. CH3NH2 C. C6H5NH2 D. CH3NHCH3
Câu 3: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch polime phân nhánh?
A. PVA B. PVC C. Glicogen D. Cao su isopren
Câu 4: Vị trí của nguyên tố 13Al trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm IA B. Chu kì 2, nhóm IIIA
C. Chu kì 3, nhóm IIA D. Chu kì 3, nhóm IIIA
Câu 5: Chất A mạch hở có công thức phân tử C4H8O2, A tham gia phản ứng tráng bạc và tác dụng với Na giải phóng khí H2. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của A thỏa mãn các tính chất trên.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 6: Axit nào sau đây không phải là axit tạo ra chất béo:
A. Axit stearic B. Axit panmitic C. Axit acrylic D. axit oleic
Câu 7: Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có nồng độ:
A. 0,9% B. 9% C. 1% D. 5%
Câu 8: Cho các đặc điểm sau đây: 1 - ở điều kiện thường là chất khí; 2 - vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử; 3 - có tính oxi hóa mạnh; 4 - tác dụng mạnh với nước; 5 - có 7 electron ở lớp ngoài cùng; 6 - các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong tự nhiên; 7 - các hidrohalogenua tan tốt trong nước và tạo ra dung dịch axit mạnh. Có bao nhiêu đặc điểm là đặc điểm chung của các nguyên tố và đơn chất halogen (flo, clo, brom, iot)?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 7
Câu 9: Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên, để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu thì người ta không dùng chất nào sau đây?
A. Khế B. Giấm C. Mẻ D. Muối
Câu 10: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Amino axit thiên nhiên (đều là những α- amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống
B. Muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn
C. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh
D. Axit ε-aminocaproic là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon - 6
Câu 11: Polime nào sau đây có tính đàn hồi?
A. PVC B. PS C. Polibuta-1,3-dien D. poliacrilonitrin
Câu 12: Tireoglobulin là protein cao phân tử chứa iot, thiếu Tireoglobulin sẽ làm cho suy nhược tuyến giáp dẫn đến chứng đần độn ở trẻ em, đần độn, béo phì, mất ăn ngon ở người lớn, nặng hơn dẫn tới lồi mắt, bướu cổ. Bệnh biếu cổ là tình trạng lớn lên bất bình thường của tuyến giáp khi thiếu iot. Để bổ sung iot người ta có thể dùng muối iot. Muối iot là muối ăn được trộn thêm:
A.I2 B. I2 và KI C. I2 và KIO3 D. KI hoặc KIO3
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016
1. B 2. D 3. C 4. D 5. C 6. C 7. A 8. B 9. D 10. A | 11. C 12. D 13. D 14. A 15. B 16. C 17. C 18. B 19. C 20. B | 21. D 22. A 23. B 24. A 25. D 26. A 27. B 28. A 29. C 30. D | 31. C 32. A 33. A 34. B 35. C 36. A 37. C 38. D 39. A 40. A | 41. A 42. A 43. C 44. D 45. D 46. B 47. B 48. A 49. C 50. A |