Đề thi thử tốt nghiệp năm 2021 môn Hóa
Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Hóa bám sát đề minh họa Kèm đáp án được TimDapAntổng hợp biên soạn hướng dẫn chi tiết đề thi thử tốt nghiệp năm 2021 môn Hóa phát triển từ đề minh họa Bộ GD&ĐT. Hy vọng giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu luyện tập cũng như rèn luyện kĩ năng giải đề thi, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa trên cả nước
- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa bám sát đề minh họa Số 1
- Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Hóa bám sát đề minh họa Số 2
- 30 đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa Có đáp án
- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Sở GD&ĐT Hà Nội
- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Trường THPT Chuyên Quốc học Huế lần 1
Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Hóa phát triển từ đề minh họa
ĐỀ THI THỬ PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA |
THI THỬ TỐT NGHIỆP THPTQG 2021 Môn: Hóa Học |
Họ, tên thí sinh: ..............................................................
Số báo danh: ......................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S=32; Cl = 35,5; K = 39, Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108.
Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước
Câu 1: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Ca.
B. Fe.
C. Cu.
D. Al.
Câu 2: X là cacbohidrat chiếm khoảng 30% trong mật ong. Tên gọi của X là
A. Fructozơ.
B. Glucozơ.
C. Saccarozơ.
D. Tinh bột.
Câu 3: Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân. Kim loại M là
A. Mg.
B. Al.
C. Cu.
D. Na.
Câu 4: Khi xà phòng hóa chất béo thu được muối của axit béo và ancol 3 chức X. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O3.
B. C2H6O.
C. C3H5O3.
D. C3H8O3.
Câu 5: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại:
A. Pb.
B. Ag.
C. Zn.
D. Cu.
Câu 6: Hợp kim nào sau đây được dùng trong kĩ thuật hàng không?
A. Li – Al.
B. Li – Be.
C. Be – Mg.
D. Zn – Fe.
Câu 7: Amino axit nào sau đây có một nhóm amino và hai nhóm cacboxyl?
A. Lysin.
B. Valin.
C. Axit glutamic.
D. Alanin.
Câu 8: Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot là
A. Cu2+ + 2e → Cu.
B. Cl2 + 2e → 2Cl-
C. Cu → Cu2+ + 2e.
D. 2Cl- → Cl2 + 2e.
Câu 9: Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4. Dung dịch thu được có màu:
A. Vàng.
B. Xanh lục.
c. Đỏ thâm.
D. Da cam.
Câu 10: Phương trình nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
A. H2 + CuO → Cu + H2O.
B. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2.
C. 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr.
D. Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O.
Câu 11: Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?
A. CaCl2.
B. Na2S.
C. NaOH.
D. BaSO4.
Câu 12: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion?
A. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.
B. 2HCl + H2S → FeCl2 + H2S.
C. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
Câu 13: Thành phần chính của quặng hematit nâu là
A. Fe3O4.
B. Fe2O3.nH2O.
C. Fe2O3.
D. FeCO3.
Câu 14: Sản phẩm cháy của Mg trong khí CO2 là
A. Mg2C + C.
B. MgO + CO.
C. MgO + C.
D. Mg2C + CO.
Câu 15: Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là?
A. CH3COOC2H5.
B. C2H5COOCH3.
C. HCOOC3H7.
D. HCOOC3H5.
Câu 16: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là
A. Fe, FeO.
B. FeO, Fe3O4.
C. Fe, Fe2O3.
D. Fe3O4, Fe2O3.
Câu 17: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là
A. saccarozơ.
B. glicogen.
C. Tinh bột.
D. Xenlulozơ.
Câu 18: Ảnh hưởng của gốc C6H5 đến nhóm NH2 trong phân tử anilin thể hiện qua phản ứng giữa anilin với chất nào sau đây?
A. Quỳ tím (không đổi màu).
B. Dung dịch HCl.
C. Nước brom.
D. Dung dịch H2SO4.
Câu 19: Các tơ đều có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. Tơ tằm và tơ axetat.
B. Tơ tằm và tơ visco.
C. Tơ visco và tơ axetat
D. Tơ lapsan và tơ nilon-6,6.
Câu 20: Phân bón nitrophotka là hỗn hợp của
A. NH4H2PO4 và KNO3.
B. (NH4)2HPO4 và KNO3.
C. (NH4)3PO4 và KNO3.
D. (NH4)2HPO4 và NaNO3.
Câu 21: Cho ankin X có công thức cấu tạo sau: CH3-C≡C-CH(CH3)CH3. Tên của X là
A. 4-metylpent-2-in.
B. 2-metylpent-3-in.
C. 4-metylpent-3-in.
D. 2-metylpent-4-in.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
D. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).
Câu 23: Kim loại X không phản ứng với dung dịch HCl. Cho kim loại Y phản ứng với dung dịch muối sunfat của kim loại X thì thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm. Kim loại X và Y lần lượt là
A. Zn và Mg.
B. Cu và Zn.
C. Al và Fe.
D. Cu và Fe.
Câu 24: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: xenlulozơ axetat, visco, nitron, nilon-6,6?
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 25: Mệnh đề nào sau đây sai khi nói về este?
A. este thường ít tan trong nước.
B. este sôi ở nhiệt độ thấp hơn axit tương ứng.
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
D. este CH3COOC6H5 được điều chế bằng phản ứng giữa CH3COOH và C6H5OH.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H9N.
B. C4H11N.
C. C4H9N.
D. C3H7N.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư)thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit.Thể tích khí oxi (đktc)đã tham gia phản ứng là:
A. 8,96 lít.
B. 4,48 lít.
C. 11,20 lít.
D. 17,92 lít.
Câu 28: Để khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 7,28 lít khí CO. Khối lượng sắt thu được là:
A. 31 gam.
B. 34 gam.
C. 32 gam.
D. 30 gam.
Câu 29: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 54,0%.
B. 49,6%.
C. 27,0%.
D. 48,6%.
Câu 30: Cho hỗn hợp gồm 27 gam glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 32,4.
B. 21,6.
C. 43,2.
D. 16,2.
Câu 31: Cho a mol triglixerit X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được a mol glixerol, a mol natri panmitat và 2a mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Công thức phân tử chất X là C52H96O6.
B. Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
C. 1 mol X phản ứng được với tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch.
D. Phân tử X có 5 liên kết π.
Câu 32: Dung dịch X gồm KHCO3 aM và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc). Nhỏ từ từ cho đến hết 100 dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 0,5 và 20,600.
B. 1,0 và 15,675.
C. 1,0 và 20,600.
D. 0,5 và 15,675.
Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
(b) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ).
(c) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư.
(d) Điện phân Al2O3 nóng chảy.
(e) Nung nóng hỗn hợp bột Al và FeO (không có không khí).
Số thí nghiệm không thu được kim loại là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol.
(b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
(g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm hex-1-in, axit acrylic, ancol anlylic. Cho khí hiđro qua a gam X đun nóng (xúc tác Ni), sau một thời gian thu được (m + 0,6) gam hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ. Cho Y tác dụng với dung dịch Br2 dư, thì có 0,3 mol Br2 đã phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam X rồi cho sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư, thu được kết tủa có khối lượng là
A. 180 gam.
B. 135 gam.
C. 120 gam.
D. 150 gam.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit có tỉ lệ số mol là 1: 3. Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp X thu được glixerol và 2 axit béo là axit oleic và axit stearic. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 77,4 gam H2O. Mặc khác m gam hỗn hợp X làm mất màu tối đa 16 gam brom. Khối lượng của triglixerit có phân tử khối nhỏ trong 56,8 gam hỗn hợp X có giá trị gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 7,088.
B. 14,1.
C. 8,0.
D. 15,1.
Câu 37: Hỗn hợp X gồm một amin no, đơn chức, mạch hở, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ 1,03 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,56 mol CO2 và 0,06 mol N2. Phần trăm khối lượng của ankan có trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30,3%.
B. 32,7%.
C. 31,13%.
D. 28,2%.
Câu 38: Tiến hành thí nghiệm sau theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl (đặc) dư vào ống nghiệm.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH (loãng) đến dư, đồng thời đun nóng.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào dung dịch thấy quỳ tím không đổi màu.
(b) Kết thúc bước 2, thu được dung dịch đồng nhất.
(c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(d) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
(e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay anilin bằng metylamin thì hiện tượng thí nghiệm tương tự.
Số phát biểu không đúng là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 39: Nung nóng 39,32 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, CuO và Al trong môi trường không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm 2 phần. Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,072 mol NaOH, thu được 0,012 mol khí H2 và m gam rắn không tan. Hoà tan hoàn toàn phần 2 trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 157,96 gam sản phẩm, trong đó có 0,24 mol khí NO (không còn khí nào khác) và 133,696 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,2.
B. 5,5.
C. 4,4.
D. 10,0.
Câu 40: Hỗn hợp E chứa ba este đều no, mạch hở, không phân nhánh, trong đó oxi chiếm 224/493 về khối lượng của hỗn hợp. Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được 0,7 mol H2O. Mặt khác đun nóng m gam E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol và (2m - 15,96) gam hỗn hợp Z gồm 2 muối của axit cacboxylic. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 11,64 gam. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong E là
A. 32,91%.
B. 45,03%.
C. 18,81%.
D. 28,56%.
---------------Hết------------
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa học phát triển đề minh họa
1A | 2B | 3C | 4D | 5C | 6A | 7C | 8A | 9D | 10C |
11C | 12C | 13B | 14C | 15A | 16A | 17C | 18A | 19C | 20B |
21A | 22C | 23D | 24A | 25D | 26C | 27A | 28D | 29A | 30C |
31A | 32D | 33C | 34B | 35A | 36B | 37C | 38D | 39C | 40B |
Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Hóa bám sát đề minh họa Kèm đáp án được đánh giá khá hay và nhiều câu hỏi khó. Đảm bảo bám sát cấu trúc nội dung đề minh họa Bộ GD&ĐT đã đưa ra trước đó, giúp đánh giá đúng năng lực. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số đề thi thử các môn tại: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....