Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 năm học 2014 - 2015 huyện Đông Hải, Bạc Liêu có đáp án đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn vật lý lớp 9. Đây là tài liệu tham khảo dành cho các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị ôn thi kỳ thi thi học sinh giỏi môn Vật lý, luyện thi vào lớp 10 THPT trong cả nước. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 năm học 2007 - 2008 tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD – ĐT ĐÔNG HẢI

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút;
(không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (5,0 điểm):

Khi đi xuôi dòng sông, một chiếc ca nô và một chiếc bè cùng xuất phát tại điểm A. Sau thời gian T = 60 phút, chiếc ca nô tới B và đi ngược lại gặp chiếc bè tại một điểm cách A về phía hạ lưu một khoảng l = 6km. Xác định vận tốc chảy của dòng nước. Biết rằng động cơ ca nô chạy cùng một chế độ ở cả hai chiều chuyển động.

Câu 2 (5,0 điểm):

Hai gương phẳng có hai mặt phản xạ quay vào nhau, tạo với nhau một góc α = 120o (hình vẽ H. 1). Một điểm sáng S nằm cách cạnh chung của hai gương một khoảng OS = 6 cm.

a) Hãy vẽ ảnh của điểm sáng tạo bởi hai gương và xác định số ảnh tạo bởi hệ gương trên.

b) Tính khoảng cách giữa hai ảnh. H.1

H.1

Câu 3 (5,0 điểm):

Cho hai bình cách nhiệt. Bình một chứa m1 = 4kg nước ở nhiệt độ t1 = 20oC; bình hai chứa m2 = 8kg nước ở nhiệt độ t2 = 40oC. Người ta trút một lượng nước m từ bình hai sang bình một. Sau khi nhiệt độ ở bình một đã cân bằng là t'1, người ta lại trút một lượng nước m từ bình một sang bình hai. Nhiệt độ ở bình hai khi cân bằng là t'2 = 38oC.

Hãy tính lượng nước m đã trút trong mỗi lần và nhiệt đỗ t'1 lúc cân bằng ở bình một.

Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

Câu 4 (5,0 điểm):

Cho mạch điện như hình H.2, biết U = 36V không đổi, R1 = 4Ω, R2 = 6Ω, R3 = 9Ω, R5 = 12Ω. Các ampe kế có điện trở không đáng kể.

a) Khóa K mở, ampe kế A1 chỉ 1,5A. Tìm R4.

b) Đóng khóa K, tìm số chỉ của các ampe kế.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9

Câu 1 (5,0 điểm):

Gọi v1 là vận tốc của ca nô so với dòng nước, v2 vận tốc của nước so với bờ, v là vận tốc của ca nô so với bờ:

Khi xuôi dòng: v = v1 + v2 (0,50 điểm)

Khi ngược dòng: v' = v1 – v2 (0,50 điểm)

Giả sử B là vị trí ca nô bắt đầu đi ngược, ta có: AB = (v1 + v2) T (0,50 điểm)

Khi ca nô ở B giả sử chiếc bè ở C thì: AC = v2T (0,25 điểm)

Ca nô gặp bè đi ngược lại ở D thì:

l = AB – BD (0,25 điểm)

→ l = (v1 + v2) T – (v1 – v2)t (1) (0,50 điểm)

l = AC + CD (0,25 điểm)

→ l = v2T + v2t (2) (0,50 điểm)

Từ (1) và (2) ta có :

(v1 + v2)T – (v1 – v2) t = v2T + v2t (0,50 điểm)

→ t = T (3) (0,25 điểm)

Thay (3) vào (2), ta có:

l =2 v2 T (0,25 điểm)

→ v2 = l/2T (0,25 điểm)

Thay số: v2 = 6/2,1 = 3 km/h (0,25 điểm)

Câu 2 (5,0 điểm):

Vẽ hình: (1,0 điểm)

a) Vẽ ảnh S1 đối xứng với S qua OM → góc O1 = góc O2 (0,50 điểm)

Vẽ ảnh S2 đối xứng với S qua ON → góc O3 = góc O4 (0,50 điểm)

OS1 = OS = OS2 (ΔS1OS và ΔSOS2 cân tại O) (0,25 điểm)

Như vậy có hai ảnh được tạo thành là S1 và S2 (0,25 điểm)

b) Vẽ OH ┴ S1S2. Vì góc O2 + góc O3 = 1200 (0,50 điểm)

→ góc O1 + góc O4 = 1200 (0,50 điểm)

Do đó góc S1OS2 = 3600 – 2400 = 1200 (0,50 điểm)

Trong tam giác S1OS2 cân tại O, AH là đường cao nên cũng là phân giác

Suy ra góc O5 = góc O6 = góc S1OS2 = 600 (0,50 điểm)

S2H = OS2.sin600 ≈ 0,866.6 = 5,196 → S1S2 ≈ 10,39 (cm). (0,50 điểm)

Câu 3 (5,0 điểm):

Cho biết: m1 = 4kg; m2 = 8kg; t1 = 200C; t2 = 400C ; t'2 = 380C

c = 4200J/kg.K

Tính m = ?; t'1 = ?

Giải:

- Khi trút lượng nước m từ bình hai sang bình một ta có: Qtỏa = Qthu

Suy ra mc(t2 – t'1) = m1c(t'1 – t1) (0,50 điểm)

→ m(t2 – t'1) = m1(t'1 – t1) (0,50 điểm)

Hay m.(40 – t'1) = 4.(t'1 – 20) (0,50 điểm)

→ 40m – mt'1 = 4t'1 – 80 (1) (0,50 điểm)

- Khi trút lượng nước m từ bình một sang bình hai ta có: Qthu = Qtỏa

Suy ra mc(t'2 – t'1) = c(m2 – m)(t2 – t'2) (0,50 điểm)

→ m (t'2 – t'1) = (m2 – m)(t2 – t'2) (0,50 điểm)

Hay 38m – mt'1 = 16 – 2m (0,50 điểm)

40m - mt'1 = 16 (2) (0,50 điểm)

Trừ (1) cho (2) theo vế với vế, ta có :

0 = 4t'1- 96 → t'1 = 240C. (0,50 điểm)

Thay t'1 = 240C vào (2) ta có: 40m – 24m = 16 m = 1kg. (0,50 điểm)

Câu 4: (5,0 điểm)

a) Khi khóa K mở, mạch điện trở thành (xem H.3): (0,50 điểm)

Với I3 = 1,5A nên U3 = I3R3 = 1,5 9 = 13,5 (V). (0,25 điểm)

Vậy hiệu điện thế trên hai đầu điện trở R1 và R2 là:

U12 = U – U3 = 36 – 13,5 = 22,5(V) (0,25 điểm)

Do đó, cường độ dòng điện trong mạch chính là:

(0,25 điểm)

Suy ra cường độ dòng điện qua điện trở R4 là:

I4 = I– I3 = 2,25 – 1,5 = 0,75(A) (0,25 điểm)

Điện trở tương đương của R4 và R5 là: R4,5 = U3/I4 = 13,5/0,75 = 19 (Ω) (0,25 điểm)

Vậy điện trở R4 có giá trị là: R4 = R4,5 – R5 = 18 – 12 = 6() (0,25 điểm)

b) Khi khóa K đóng, mạch điện tương đương là (xem H.4): (0,50 điểm)

Điện trở tương đương của R2 và R4 là: R2,4 = R2/2 = 6/2 = 3 (Ω) (0,25 điểm)

Điện trở tương đương của R2, R4 và R3 là: R2,3,4 = 3 + 9 = 12 (Ω) (0,25 điểm)

Vậy điện trở tương đương của đoạn mạch CD là: RCD = R5/2 = 12/2 = 6 (Ω) (0,25 điểm)

Ta có:

(0,50 điểm)

Suy ra UCD = I1RCD = 3,6 x 6 = 21,6(V) (0,25 điểm)

Vậy I5 = I3 = UCD/R5 = 21,6/12 = 1,8 (A) (0,25 điểm)

I2 = I4 = I5/2 = 1,8/2 = 0,9 (A) (0,25 điểm)

Ampe kế A2 chỉ: I1 – I2 = 3,6 – 0,9 = 2,7 (A) (0,25 điểm)

Ampe kế A1 chỉ: I3 = 1,8 (A) (0,25 điểm)

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!