Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016 có đáp án kèm theo được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sử hay, giúp các bạn học sinh tự ôn tập kiến thức, làm quen với dạng đề thi học sinh giỏi. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 8 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016

PHÒNG GD & ĐT NAM TRỰC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
MÔN: LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2015 - 2016
(Thời gian: 120 phút không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm 01 trang)

I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (12,0 điểm)

Câu 1: (6,0 điểm) Trình bày quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1873. Nêu ý nghĩa của quá trình đấu tranh đó?

Câu 2: (6,0 điểm) Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong bối cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa của những đề nghị cải cách đó?

II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8,0 điểm)

Câu 1: (5,0 điểm) Trình bày nguyên nhân, quá trình đấu tranh và ý nghĩa của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ 1918 đến 1939?

Câu 2: (3,0 điểm) Vì sao Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? Em hãy nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

I. Lịch sử Việt Nam

Câu 1:

* Quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1873

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta hòng biến nước ta thành thuộc địa, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Nhưng ngay từ những ngày đầu, chúng đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta:

Năm 1958, quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã làm thất bại âm mưu ban đầu của thực dân Pháp.

Năm 1859, khi Pháp đánh Gia Định, nhân dân ta đã vùng lên đánh Pháp, tiêu biểu là nghĩa quân Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp;

Cuộc khởi nghĩa của Trương Định lập căn cứ ở Tân Hòa đánh Pháp rất anh dũng. Sau khi Trương Định mất, con trai là Trương Quyền lên thay, tiếp tục kháng chiến.

Năm 1867, Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân 6 tỉnh miền Tây Nam Kì vùng lên đánh Pháp. Tiêu biểu là: Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân... Nhiều căn cứ kháng chiến đã được thành lập. Ngoài ra, có cả những nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chống Pháp như: Nguyễn Đình Chiểu... Đặc biệt có những anh hùng thà chết chứ không chịu đầu hàng giặc như Nguyễn Trung Trực...

Năm 1873, Pháp đánh ra Bắc Kì lần thứ nhất, nhân dân ta đã anh dũng ngăn cản từng bước chân quân xâm lược:

  • Nghĩa quân của Viên Chưởng Cơ đã đánh giặc ở cửa ô Thanh Hà và hi sinh đến người cuối cùng.
  • Ngày 21/12/1873, quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã làm cho tướng Pháp Gác-ni-ê và nhiều binh lính tử trận ở Cầu Giấy.

* Ý nghĩa:

Như vậy, từ 1858 đến 1873, nhân dân ta đã anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược:

  • Tuy chưa có được những thắng lợi cuối cùng nhưng đã khẳng định ý chí quyết tâm đánh Pháp giành độc lập dân tộc, quyết không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
  • Những thắng lợi đó, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi về sau.

Câu 2:

* Bối cảnh:

  • Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta. Trong khi đó, triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời khiến cho kinh tế xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
  • Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng; nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
  • Trước tình hình đó, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa... của nhà nước phong kiến.

* Nội dung cơ bản:

  • Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
  • Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.
  • Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...
  • Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng bản "Thời vụ sách" lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

* Ý nghĩa:

  • Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
  • Góp phần vào việc chuẩn bị cho việc ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

II. Lịch sử thế giới

Câu 1:

1. Nguyên nhân:

  • Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của đế quốc thực dân
  • Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân tiến hành khai thác, bóc lột thuộc địa
  • Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, ảnh hưởng lớn đến phòng trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
  • Những năm 20 của thế kì XX, nhiều đảng cộng sản đã xuất hiện và lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh.

2. Quá trình đấu tranh:

Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á dã diễn ra mạnh mẽ và liên tục:

Ở Đông Dương: nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã đấu tranh mãnh mẽ, diễn ra với nhiều hình thức phong phú và có sự tham gia đông đảo của nhiều tầng lớp nhân dân.

  • Lào: cuộc đấu tranh của Ong-Kẹo và Com-ma-đam kéo dài hơn 30 năm (1901-1936).
  • Campuchia: Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu như: cuộc đấu tranh của nhà sư A-cha Hem-chiêu.
  • Ở Việt Nam: phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi Đảng cộng sản thành lập (3/2/1930)

Tại khu vực Đông Nam Á hải đảo cũng diễn ra phong trào yêu nước, chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, chống lại chế độ thực dân Hà Lan.

3. Ý nghĩa:

Tuy chưa giành được độc lập dân tộc nhưng phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á đã để lại nhiều ý nghĩa to lớn:

  • Cổ vũ mạnh mẽ phong trào độc lập dân tộc trên thế giới.
  • Thúc đẩy quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển, tạo điều kiện cho những cuộc đấu tranh giành độc lập về sau.
  • Hướng các cuộc đấu tranh vào mục đích bảo vệ hòa bình trên thế giới.

Câu 2:

* Nguyên nhân:

  • Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc.
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho mâu đó thêm sâu sắc.
  • Chủ nghĩa phát xít I-ta-li-a, Đức, Nhật Bản lên cầm quyền có ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
  • Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

* Kết cục:

  • Chủ nghĩa phát xít I-ta-li-a, Đức, Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người....
  • Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

* Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới?

Bản thân tích cực học tập, yêu tự do, bảo vệ hòa bình, có tinh thần chống chiến tranh, chống khủng bố, chống mâu thuẫn sắc tộc....

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!