Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Lịch sử

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 năm học 2014 - 2015 trường THCS Hạ Hòa là đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 8 nhằm kiểm tra năng lực học sinh giỏi. Đề thi môn Lịch sử có đáp án, giúp các em tự hệ thống và củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao môn Lịch sử lớp 8. Mời các em tham khảo đề thi.

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 Phòng GD&ĐT Thủy Nguyên, Hải Phòng năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 8 trường THCS Hạ Hòa, Phú Thọ năm 2013 - 2014

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 huyện Thanh Thủy, Phú Thọ năm 2013 - 2014

PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2014 – 2015
Môn: Lịch sử
Th̀ời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
( Đề thi có 1 trang)

PHẦN THỨ NHẤT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Câu 1: (6 điểm)

Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. Vì sao khẳng định cuộc Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Câu 2: (4 điểm) Nêu hiểu biết của em về những tiến bộ kĩ thuật - khoa học thế giới cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 3: (2.0 điểm) Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. Cho biết cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất ? Vì sao?

Câu 4: (4.0 điểm) Trình bày khởi nghĩa Yên Thế (thời gian, lãnh đạo, căn cứ, tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa). Cho biết cuộc khởi nghĩa này có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

Câu 5: (4.0 điểm) Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam có những giai cấp và tầng lớp nào? Đời sống và thái độ của các tầng lớp, giai cấp đối với độc lập dân tộc.

Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Lịch sử

Câu 1:

Hoàn cảnh

  • Cuối thế kỉ XIX, tư bản phương Tây nhòm ngó, can thiệp vào Nhật Bản. Chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng. Đặt ra yêu cầu phải cải cách đất nước. (0,5đ)
  • Tháng 1/1868, Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách nhằm đưa Nhật thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. (0,5đ)

Nội dung

  • Về kinh tế: Chính phủ thống nhất tiền tệ đơn vị đo lường trong cả nước, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá cầu cống phục vụ giao thông liên lạc. (1,0đ)
  • Chính trị- xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên năm chính quyền. Cải cách giáo dục bằng cách tăng cường nội dung giáo dục khoa học kĩ thuật, bắt buộc mọi người đều phải đi học, cử học sinh đi du học ở phương tây. (1,0đ)

Kết quả ý nghĩa

  • Đưa Nhật từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. (0,5đ)
  • Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây (0,5đ)

Giải thích là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:

  • Mục đích của cuộc Duy Tân là cải cách để mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển (0,5đ)
  • Người đề nghị thực hiện cải cách là Nhật Hoàng và quý tộc phong kiến tư sản hóa (0,5đ)
  • Kết quả Nhật trở thành nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Nhưng chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến (0,5đ)

Câu 2:

Em biết gì về những tiến bộ kĩ thuật, khoa học thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Tiến bộ về kĩ thuật

  • Sản xuất công nghiệp phát triển, máy móc được sử dụng phổ biến ở các nước Âu- Mĩ (0,25đ)
  • Phát minh ra máy hơi nước làm cho ngành giao thông vận tải có những tiến bộ nhanh chóng (0,25đ)
  • Trong nông nghiệp, có nhiều tiến bộ về kĩ thuật, phương pháp canh tác, sử dung phân bón hóa học, máy kéo, máy cày, máy gặt đập... (0,25đ)
  • Trong lĩnh vực quân sự, sản xuất ra nhiều loại vũ khí,khí cầu, ngư lôi (0,25đ)
  • Những tiến bộ về kĩ thuật đã dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp, làm cho sản xuất phát triển mạnh mẽ (0,5đ)

Tiến bộ về khoa học tự nhiên

  • Niu-tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn (0,25đ)
  • Lô-mô-nô- xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng và nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học (0,25đ)
  • Nhà bác học Puốc-kin- giơ khám phá bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật (0,25đ)
  • Nhà bác học Đác-uyn nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền (0,25đ)
  • Những phát minh đó chứng tỏ vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học và chế độ phong kiến (0,5đ)

Tiến bộ về khoa học xã hội

  • Ở Đức, chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện (0,25đ)
  • Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời (0,25đ)
  • Mác- Ăng ghen đưa ra học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người (0,5đ)

Câu 3:

Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương: (0,75đ)

  • Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)
  • Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
  • Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895)

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì:

  • Lãnh đạo: là văn thân sĩ phu yêu nước (0,25đ)
  • Có sự chỉ huy thống nhất, chặt chẽ. (0,25đ)
  • Thời gian: kéo dài 10 năm (0,25đ)
  • Quy mô: Lớn, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. (0,25đ)
  • Tinh thần chiến đấu cam go, quyết liệt, dũng cảm. Lập được nhiều chiến công, nghĩa quân đông chế tạo được nhiều vũ khí (0,25đ)

Câu 4:

Khởi nghĩa Yên Thế:

  • Thời gian: 1884 - 1913 (0,25đ)
  • Lãnh đạo: Đề Thám, Đề Nắm (0,25đ)
  • Căn cứ: Yên Thế - Bắc Giang (0,25đ)
  • Diễn biến:
    • Giai đoạn 1884 - 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm (0,5đ)
    • Giai đoạn 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. (0,5đ)
    • Giai đoạn 1909 - 1912: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10/2/1912 Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã (0,5đ)
  • Kế quả: Thất bại (0,25đ)
  • Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp. (0,5đ)

Đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời:

  • Mục tiêu chiến đấu: không phải là để bảo vệ chế độ phong kiến, khôi phục ngôi vua mà là bảo vệ mảnh đất Yên Thế. (0,5đ)
  • Thành phần lãnh đạo: nông dân (0,25đ)
  • Thời gian tồn tại: 29 năm (0,25đ)

Câu 5:

Kể được các giai cấp, tầng lớp: Địa chủ, nông dân, công nhâ, TS, TTS.

Địa chủ: kinh doanh ruộng đất bóc lột địa tô. Thái độ: đa số đã đầu hàng trở thành tay sai của đế quốc Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. (0,5đ)

Nông dân: Bị phân hóa thành nhiều bộ phận. Một bộ phận ở lại làng quê làm tá điền, một bộ phận ra thành phố, đô thị làm các nghề phụ, một bộ phận làm công nhân trong các đồn điển, nhà máy... Thái độ căm thù đế quốc phong kiến, sẵn sàng tham gia đấu tranh khi có giai cấp nào khởi sướng. (1,0đ)

Công nhân: làm thuê trong các nhà máy xí nghiệp, đồn điền, số lượng ngày càng đông, bị bóc lột sức lao động tàn bạo. Thái độ kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc là động lực chính của cách mạng. (1,0đ)

Tư sản: là chủ các xưởng, nhà máy, các hãng buôn lớn bị Pháp chèn ép, thế lực kinh tế nhỏ bé, họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn, chứ chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động cách mạng. (0,5đ)

TTS: gồm các tri thức, học sinh, giáo viên, viên chức, làm công ăn lương, buôn bán nhỏ. Thái độ: đời sống bấp bênh, có tinh thần yêu nước hăng hái, tích cực chống đế quốc. (0,5đ)

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!