Đề thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên lớp 7
Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn tập lại kiến thức, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho kì thi học sinh giỏi sắp tới TimDapAnđã sưu tầm và xin giới thiệu tới các bạn: Đề thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên lớp 7 Trường THCS Đức Bác
TRƯỜNG THCS ĐỨC BÁC ĐỀ ĐỀ XUẤT |
ĐỀ THI HSG KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Thời gian làm bài 120 phút |
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Lựa chọn đáp án đúng.
Câu 1: Cho điểm sáng S cách gương phẳng 10 cm, cho S di chuyển theo phương vuông góc về phía mặt gương một đoạn 5 cm, ảnh S’ của S bây giờ cách S một khoảng:
A. 15 cm B. 10 cm C. 5 cm D. 20 cm
Câu 2: Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn trong hai trường hợp. Kết quả thu được là: 3,2V và 3,5V. Độ chia nhỏ nhất của vôn kế đã dùng là:........
A. 0,2V B. 0,5V C. 0,1V D. 0,25V
Câu 3: Một vật dao động phát ra âm cao hơn khi:
A. Vật dao động có biên độ lớn hơn. B. Vật dao động mạnh hơn.
C. Vật dao động chậm hơn D. Vật dao động nhanh hơn
Câu 4: Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch ...........các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
A. Bằng tổng B. Bằng hiệu C. Gấp đôi D. Bằng nửa
Câu 5: Chùm tia sáng tới song song gặp gương cầu lõm cho hùm tia phản xạ là chùm sáng:
A. Hội tụ B. Song song C. Phân kỳ D. Bất kỳ
Câu 6: Người ta sử dụng sự phản xạ âm để xác định độ sâu của đáy biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm truyền trong nước với vận tốc 1500m/s và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 4 giây. Độ sâu của đáy biển là:
A. 6000 m. B. 3000 m. C. 1500 m. D. 750 m.
Câu 7: Trong hiện tượng nhật thực, vật cản ánh sáng là:
A. Mặt Trời B. Mặt Trăng C. Trái Đất D. Cái nhà
Câu 8: Nối hai quả cầu A và B bằng dây dẫn người ta thấy electron dịch chuyển trong dây dẫn theo chiều từ A đến B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về điện tích của hai quả cầu A và B?
A. A nhiễm điện dương, B không nhiễm điện. B. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm.
C. A nhiễm điện âm, B nhiễm điện dương. D. A không nhiễm điện, B nhiễm điện âm.
Câu 9: Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là 600 thì góc phản xạ là:
A. 300 B. 400 C. 500 D. 600
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạ âm, siêu âm và khả năng nghe của tai con người?
A. Tai con người có thể nghe được các âm có tần số từ 20Hz đến 20 000Hz.
B. Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.
C. Những âm có tần số trên 20 000Hz gọi là siêu âm.
D. Tai con người có thể nghe bất kì loại âm nào, không phụ thuộc vào tần số của âm.
Câu 11. Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là:
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng
C. Tự dưỡng và dị dưỡng D. Kí sinh.
Câu 12. Kích thước trùng biến hình khoảng:
A. 0,01 đến 0,5mm C. 0,1 đến 0,5 mm
B. 0,01 đến 0,05 mm D. 0,1 đến 0,5 cm
Câu 13. Bộ phận giúp giun đất điều chỉnh cơ thể di chuyển là:
A. Thể xoang B. Đuôi C. Thành cơ D. Lưng
Câu 14. Loài thân mềm nào có tác hại đục thủng thuyền phà và các công trình bằng gỗ dưới nước:
A. Ốc nước ngọt B. Bạch tuộc C. Hà D. Mực
Câu 15. Râu của châu chấu là:
A. Cơ quan xúc giác C. Cơ quan thính giác
B. Cơ quan khứu giác D. Câu a và b đúng
Câu 16. Vỏ bọc cơ thể của tôm được cấu tạo bằng chất:
A. Kitin B. Đá vôi C. Kitin tẩm canxi D. Cuticun
Câu 17. Lông đuôi của chim bồ câu có tác dụng:
A. Như bánh lái giúp chim định hướng khi bay
B. Như chiếc quạt để đẩy không khí
C. Để giữ thăng bằng khi chim rơi xuống
D. Tất cả đều đúng
Câu 18. Trong lớp da cá có nhiều tuyến tiết chất nhầy có tác dụng:
A. Bảo vệ da khỏi bị khô
B. Giảm sức cản của nước
C. Giảm sự ma sát giữa da với môi trường nước
D. Giúp cá hô hấp
Câu 19. Lồng ngực cuả thỏ được tạo từ:
A. Các xương đốt sống C. Các xương sườn và các xương chi
B. Các xương sườn D. Các xương đốt sống và các xương chi
Câu 20: Trai làm sạch nước như thế nào
A. Cơ thể lọc các chất cặn bã có trong nước
B. Lấy các chất cặn bã làm thức ăn
C. Tiết chất nhờn kết các chất cặn bã trong nước lắng xuống đáy bùn
D. Cả a, b và c đều đúng.