Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 trường PTDTNT THCS Huyện Duyên Hải năm 2015 - 2016 là đề kiểm tra cuối học kì II lớp 8 môn Vật lý có đáp án. TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn tài liệu này giúp các bạn ôn thi học kì 2 môn Lý lớp 8 tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi của mình. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 8 Phòng GD-ĐT Châu Thành năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 8 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
SỞ GD & ĐT TRÀ VINH TRƯỜNG PTDTNT THCS HUYỆN DUYÊN HẢI |
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015 - 2016 MÔN: VẬT LÍ 8 Thời gian làm bài: 60 phút |
Câu 1: (2,5 điểm)
a) Công suất là gì? Viết công thức tính công suất?
b) Một máy nâng một vật có trọng lượng 1500N lên độ cao 2m trong thời gian 5 giây. Tính công suất thực hiện của máy nâng.
Câu 2: (2,5 điểm)
a) Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt.
b) Nói nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K có ý nghĩa gì?
Câu 3: (3,0 điểm)
a) Nhiệt năng của một vật là gì? Nhiệt lượng là gì?
b) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2 lít nước ở nhiệt độ ban đầu 30oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
Câu 4: (2,0 điểm) Thả một miếng đồng đã được nung nóng tới 130oC vào một ca chứa 1 lít nước ở 25oC. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của miếng đồng và nước đều bằng 40oC. Coi như chỉ có miếng đồng và nước trao đổi nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K.
a/ Tính nhiệt lượng của nước thu vào.
b/ Tính khối lượng của miếng đồng tỏa ra.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Câu 1:
a) Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. (1,0đ)
Công thức: P = A/t (0,5đ)
Công thực hiện, đv: J
t: thời gian, đv: s
P: công suất, đv W
b) Công suất thực hiện của máy nâng: (1,0đ)
P = A/t = 1500*2/5 = 600 W
Câu 2:
a) Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. (0,5đ)
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. (0,5đ)
- Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. (0,5đ)
b) Muốn làm cho 1kg nhôm nóng lên thêm 1oC cần truyền cho nhôm một nhiệt lượng 880J. (1,0đ)
Câu 3:
a) Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. (1,0đ)
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. (1,0đ)
b) Nhiệt lượng cần truyền để đun sôi 2kg nước là
Q = m.c.(t2 – t1) = 2.4200. 70 = 588000 (J) (1,0đ)
Câu 4:
a) Nhiệt lượng thu vào của nước từ 25oC lên 40oC:
Q1 = m1.c1.(t – t1) = 1.4200.(40 - 25) = 63000 (J) (0,5đ)
b) - Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra từ 130oC xuống 40oC:
Q2 = m2.c2.(t2 – t) = . 380.(130 - 40) = 34200.m2 (0,5đ)
Khối lượng của miếng đồng là:
34200. m2 = 63000 (J) => m2 = 63000 : 34200 ≈ 1,8 (kg) (1,0đ)