Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016 là đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử có đáp án. TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn tài liệu này giúp các bạn ôn thi học kì II môn Lịch sử lớp 8 tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi của mình. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 8 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 phòng GD&ĐT An Biên, Kiên Giang năm 2015 - 2016
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8
NĂM HỌC 2015- 2016
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,0 điểm) Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên mở đầu cho quá trình xâm lược?
Câu 2: (3,5 điểm) Trình bày những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX? Nêu kết cục và ý nghĩa của những đề nghị cải cách đó?
Câu 3: (2,5 điểm) Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX theo mẫu sau:
Giai cấp, tầng lớp | Nghề nghiệp | Thái độ đối với độc lập dân tộc |
Câu 4: (1,0 điểm) Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Câu 1:
a) Nguyên Nhân
- Đến giữa thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây phát triển, đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông, trong đó Việt Nam. (0,5đ)
- Chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu, bảo thủ, trì trệ, càng đẩy mạnh sự dòm ngó xâm lược Tư bản Pháp. (0,5đ)
- Đông Nam Á có vị thế địa lý quan trọng, có đường hàng hải từ Tây sang Đông, có nguồn nhân công rẽ mạt, đặc biệt là Việt Nam nên đã trở thành miếng mồi ngon của chủ nghĩa tư bản Pháp (0,5đ)
b) Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên vì:
- Có cảng biển sâu, kín gió, thuận tiện cho tàu chiến hoạt động.... (0,5đ)
- Vùng Quảng Nam - Đà Nẵng giàu có để Pháp hy vọng "lấy chiến tranh, nuôi chiến tranh", và sự giúp đỡ của Giáo dân xứ Quảng.... (0,5đ)
- Đà Nẵng cách Huế 100 km, đánh thắng Đà Nẵng thuận lợi cho việc tấn công chiếm Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng nhanh chóng.. (0,5đ)
Câu 2:
a. Các nhà cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX cùng với những đề nghị cải cách của họ
- Trần Đình Túc - Nguyễn Huy Tế, xin mở cửa biển Trà Lý - Nam Định (0,5đ)
- Đinh Văn Điền: xin khai phá ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chăm lo quốc phòng (0,5đ)
- Viện thương bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung nhằm thông thương với bên ngoài(0,5đ)
- Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi đến triều đình 30 bản điều trần. Nội dung chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công - thương nghiệp, tài chính, ngoại giao và giáo dục (0,5đ)
- Nguyễn Lộ Trạch đề nghị "chấn hưng dân khí" "khai thông dân trí" và bảo vệ đất nước (0,5đ)
b. Kết cục: Không thực hiện được, do triều đình Huế bảo thủ đã cự tuyệt không chấp nhận mọi đề nghị cải cách.... (0,5đ)
c. Ý nghĩa (0,5đ)
- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của Nhà Nguyễn
- Phản ánh trình độ nhận thức của người Việt Nam trong xu thế thời đại
Câu 3:
Giai cấp, tầng lớp | Nghề nghiệp | Thái độ đối với độc lập dân tộc |
1. Địa chủ (0,5đ) | - Bóc lột nông dân - Làm tay sai cho Pháp |
- Cấu kết với Pháp đàn áp dân tộc - Bóc lột thậm tệ nhân dân - Bộ phận nhỏ yêu nước |
2. Nông dân (0,5đ) | Làm ruộng (thuê mướn) | - Căm thù Pháp- phong kiến - Sẵn sàng xã thân vì độc lập dân tộc |
3. Tầng lớp tiểu tư sản (0,5đ) | - Buôn bán nhỏ - Học sinh |
- Lập truờng không vững vàng - Thuận đâu thì theo đó |
4. Giai cấp tư sản (0,5đ) | Kinh doanh | - Gắn liền quyền lợi với Pháp - Có bộ phận nhỏ gắn với độc lập dân tộc |
5. Công nhân (0,5đ) | Làm thuê | - Căm ghét tư sản-phong kiến - Sẵn sàng xã thân vì sự nghiệp độc lập dân tộc |
Câu 4: Xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX
- Những trí thức nho học Việt Nam chọn con đường cách mạng dân chủ tư sản như ở Châu Âu (0,5đ)
- Hướng cách mạng là đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản. (0,5đ)