Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Giáo dục công dân

Nhanh tay tải ngay tài liệu: Đề kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Ninh Phước, Ninh Thuận năm học 2016 - 2017. Đề thi giúp các em học sinh củng cố kiến thức, tích lũy kinh nghiệm giải đề. Đối với quý thầy cô đây là tài liệu tham khảo hay để phục vụ quá trình giảng dạy và ra đề thi.

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Tân Đức, Thái Nguyên năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

Mời làm: Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Ninh Phước, Ninh Thuận năm học 2016 - 2017 Online

Sở GD&ĐT Ninh Thuận
Trường PTDTNTTHCS Ninh Phước
KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2016 – 2017
Môn: Giáo dục công dân 9
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (4,0 điểm)

A. Chọn câu trả lời đúng nhất. (2,0 điểm)

Câu 1: Độ tuổi lao động được nghỉ hưu theo quy định của pháp luật nước ta lần lượt đối với nam và nữ là?

A. Nam 62 tuổi, nữ 58 tuổi. B. Nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi.
C. Nam 65 tuổi, nữ 60 tuổi. D. Nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi.

Câu 2: Xác định hành vi vi phạm luật lao động của người sử dụng lao động trong các trường hợp sau đây:

A. Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp
B. Nghỉ việc dài ngày không có lí do
C. Tự ý bỏ việc không báo trước
D. Làm việc thiếu tinh thần, trách nhiệm.

Câu 3: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:

A. Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên
B. Cha mẹ có quyền quyết định hôn nhân của con
C. Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính
D. Trong gia đình người chồng là người quyết định tất cả mọi việc.

Câu 4: Hôn nhân hợp pháp là

A. Nam từ 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên, tự nguyện chung sống lâu dài
B. Đủ tuổi pháp luật qui định, người khác giới, có họ ngoài 3 đời
C. Đủ tuổi pháp luật qui định, độc thân, tự nguyện, bình đẳng có đăng ký kết hôn
D. Những người độc thân, tự nguyện, bình đẳng có đăng ký kết hôn

Phần B: Chọn nội dung phù hợp với ô tương ứng. (2,0 điểm).

Câu 1: Những hình thức nào dưới đây về tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp?

Nội dung tham gia

Tham gia trực tiếp

Tham gia gián tiếp

1. Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp

2. Đóng góp ý kiến trong các cuộc họp về xây dựng khu dân cư, làng xã

3. Góp ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục

4. Góp ý kiến cho ban giám hiệu nhà trường

Câu 2: Hành vi nào sau đây là hành vi đạo đức, hành vi nào sau đây là hành vi pháp luật?

Hành vi

Đạo đức

Pháp luật

1. Không chạy xe vượt đèn đỏ

2. Kính trọng và biết ơn thầy cô

3.Báo cho công an về vụ mất trộm của công dân

4.Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Phần II: Tự luận: (6,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Thế nào là bảo vệ tổ quốc? Bảo vệ tổ quốc gồm những công việc gì? Bản thân em là học sinh cần phải làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?

Câu 2: (3,0 điểm)

  • Thế nào là sống có đạo đức? Thế nào là tuân theo pháp luật?
  • Hãy trình bày quan điểm của em về chữ "tài và đức" trong câu nói sau:

"Có tài mà không có đức thì là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì củng khó".

Hồ Chí Minh

Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 9

I. Trắc nghiệm

A. 2,0 điểm. Mỗi câu đúng được 0,5 đ

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

C

C

B. 2,0 điểm. Mỗi đáp án đúng 0,25 đ

Câu 1:

  • Tham gia trực tiếp: 1, 2, 4
  • Tham gia gián tiếp: 3

Câu 2:

  • Đạo đức: 2, 4
  • Pháp luật: 1,3

II. Tự luận.

Câu 1

* Bảo vệ tổ quốc: Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

* Bảo vệ Tổ quốc bao gồm: Xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện nghĩa vụ quân sự; bảo vệ trật tự an ninh xã hội; thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

* Nghĩa vụ:

  • Phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
  • Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trường học và nơi cư trú. Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Câu 2

* Khái niệm:

  • Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội: biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.
  • Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật.

* Học sinh đưa ra quan điểm của mình về câu nói trên:

  • Học sinh nói lên được cái "đức" là gốc của con người, là cái quan trọng.
  • Học sinh nói được mối quan hệ giữa chữ "tài và đức".

* Giáo viên linh hoạt chấm điểm mục này.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!