Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 Đề 9 do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 11

I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Láng giềng đã đỏ đèn đâu?
Chờ em ăn dập miếng giầu em sang
Ðôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh?
Em nghe họ nói mang manh,
Hình như họ biết chúng mình ... với nhau.

Ai làm cả gió đắt cau,
Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?

(Chờ nhau, Nguyễn Bính, theo Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932 - 1941), NXB Vãn học, 2007)

Câu 1 (1,0đ): Ðoạn thơ sử dụng thể thơ nào? Chỉ ra tác dụng của thể thõ với việc biểu đạt tâm trạng nhân vật trữ tình?

Câu 2 (0,5đ): Tìm những từ ngữ gợi không gian làng quê trong đoạn thơ?

Câu 3 (0,5đ): Cảm nhận câu thơ: "Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình ... với nhau?"

Câu 4 (1,0đ): Tác dụng và ý nghĩa của biện pháp tu từ qua câu thơ: "Ai làm cả gió đắt cau/ Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?"

II. Làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội về bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn năm 2022

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (1,0đ):

Thể thơ lục bát. Tác dụng: nhịp thơ đều, gợi sự tình tứ, sâu lắng, phù hợp với không gian thôn quê.

Câu 2 (0,5đ):

Từ ngữ thể hiện không gian làng quê: láng giềng, đỏ đèn, miếng giầu, làng, ngõ, cau, sương muối.

Câu 3 (0,5đ):

Câu thơ: "Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình ... với nhau". Thể hiện sự kín đáo, tế nhị, trong sáng và thoáng chút bối rối của cô gái trong mối tình quê. (0,25)

Câu 4 (1,0đ):

Biện pháp: câu hỏi tu từ. Tác dụng, ý nghĩa: Mượn hình ảnh thiên nhiên thể hiện hàm ý trách móc của cô gái vì chuyện tình yêu dang dở, lỡ làng. (Trách chàng trai, trách cuộc đời)‌‌‌‌‌‌‌‌‌

II. Làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận xã hội bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vẫn đề cần nghị luận: bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Bản lĩnh: là khả năng đương đầu với khó khăn, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Bên cạnh đó, bản lĩnh còn là lòng dũng cảm, kiên trì, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm.

Cám dỗ: là những lôi cuốn, những điều có sức hút nhưng không tích cực của một sự việc hay một hiện tượng nào đó trong cuộc sống lôi kéo, khơi gợi những ham muốn bên trong con người khiến chúng ta sa ngã.

→ Mỗi người cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh vững vàng để vượt qua những cám dỗ thì mới đến được thành công.

b. Phân tích

Người có bản lĩnh là người dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn, gian khổ, thử thách, sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Người có bản lĩnh cũng là người làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, biết sắp xếp cuộc sống khoa học.

Bản lĩnh của con người được hun đúc từ kinh nghiệm của cuộc sống, người có bản lĩnh là người có vốn sống phong phú, có kinh nghiệm trong nhiều vấn đề từ đó giải quyết mọi chuyện một cách tinh tế.

Cuộc sống có rất nhiều những khó khăn thử thách có thể đến với ta bất cứ lúc nào mà chúng ta không lường trước được, bản lĩnh sẽ khiến chúng ta trở nên kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn, có thể vượt qua những khó khăn ấy một cách mượt mà nhất.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có bản lĩnh và đạt được thành công vang dội để minh họa cho bài làm của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người nhút nhát, dễ bỏ cuộc, sợ thất bại, gặp chút khó khăn đã nản chí. Lại có những người chỉ sống trong vùng an toàn của bản thân mà không biết vươn lên, bứt phá, tạo thành tựu cho cuộc sống của mình.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Từ Ấy và lý tưởng sống được thể hiện qua bài thơ.

2. Thân bài

a. Phân tích bài thơ Từ ấy

Khổ thơ đầu: sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của tác giả khi được ánh sáng của Đảng và nhà nước soi sáng. Thể hiện niềm vui sướng tột cùng khi được đứng trong hàng ngũ danh dự của Đảng; chiến đấu vì mục tiêu và lí tưởng cao đẹp.

Khổ thơ thứ hai: tác giả thể hiện sự gắn bó keo sơn, bền chặt của bản thân với cuộc đời, với những kiếp người đau khổ ngoài kia để cùng nhau góp sức tạo nên một khối đại đoàn kết dân tộc vô cùng vững mạnh, bền chặt.

Khổ thơ cuối cùng: tự nhận mình có mối quan hệ thân mật, gắn bó với những con người trên khắp mọi miền đất nước, cù bất cù bơ không nơi nương tựa, đâu đâu cũng là nhà, cũng là anh em.

→ Tư tưởng của một con người giàu lòng yêu nước, hướng về đại chúng, về mọi người, luôn khao khát được sống, được chiến đấu vì mọi người và bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc.

b. Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay

Ngày nay chúng ta - những người trẻ tuổi đang được sống trong một đất nước yên bình, một thế hệ không có chiến tranh.

Để tiếp nối lí tưởng, truyền thống của cha ông đi trước, chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để xứng đáng với thành quả đang được thừa hưởng.

Mỗi một người trẻ hãy sống có tư duy, có lí tưởng, chan hòa, yêu thương, đoàn kết với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn.

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời liên hệ bản thân.

------------------------------

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 - Đề 9. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm