Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra tham khảo hay dành cho cả giáo viên và học sinh. Các thầy cô có thể sử dụng tài liệu này để ra đề thi, đề ôn tập cho học sinh. Các bạn học sinh có thể luyện đề nhằm ôn tập kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi, bài kiểm tra học kì I sắp tới.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11

Đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH

Năm học 2016 - 2017

Môn: Lịch sử lớp 11

Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi 23 tháng 12 năm 2016

Câu 1: (2 điểm)

So sánh phong trào dân tộc ở Ấn Độ (1885-1908) và phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (1851-1911) theo các nội dung sau: Nhiệm vụ, lực lượng, lãnh đạo, kết quả, tính chất.

Câu 2: (3 điểm)

Nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX?

Câu 3: (3 điểm)

Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga? Tại sao thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga lại cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới?

Câu 4: (2 điểm)

Trình bày tác dụng và ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga? Chính sách này đã để lại những bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11

Câu 1: So sánh phong trào dân tộc ở Ấn Độ (1885-1908) và phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (1851-1911) theo các nội dung sau: Nhiệm vụ, lực lượng, lãnh đạo, kết quả, tính chất.

- Đến giữa thế kỉ XIX cả Ấn Độ và Trung Quốc đều bị các nước đế quốc xâm lược và chiếm đóng. Trước sự xâm lược và chính sách cai trị của các nước đế quốc nhân dân hai nước đã liên tục nổi dậy đấu tranh. Tuy nhiên phong trào đấu tranh ở mỗi nước có những đặc điểm khác nhau.

Nội dung

Phong trào dân tộc ở Ấn Độ (1885-1908)

Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (1851-1911)

Nhiệm vụ

Chống chủ nghĩa thực dân Anh

Chống thực dân, phong kiến

Lực lượng

Đông đảo các tầng lớp nhân dân: Tư sản, nông dân, công nhân,...

Đông đảo các tầng lớp nhân dân: Nông dân, Quan lại sĩ phu tiến bộ, Tư sản,...

Lãnh đạo

Tư sản

Nông dân, Quan lại sĩ phu tiến bộ, Tư sản

Kết quả

Anh phải thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

- Làm suy yếu chế độ phong kiến và sức mạnh của đế quốc.

- Đặc biệt Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Tính chất

Phong trào dân tộc dân chủ (chống thực dân Anh vì một nước Ấn Độ độc lập dân chủ)

- Phong trào dân tộc dân chủ (phong trào yêu nước chống thực dân, phong kiến (giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX).

- Cách mạng Tân Hợi mang tính chất cách mạng dân chủ tư sản

Câu 2: Nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX?

  • Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam và Cam-pu-chia đều là thuộc địa của thực dân Pháp. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp nhiều cuộc khởi nghĩa sôi nổi của nhân dân 2 nước đã diễn ra. Những cuộc khởi nghĩa đó đã thể hiện tinh thần yêu nước và đoàn kết của nhân dân hai nước trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
  • Đầu tiên cuộc khởi nghĩa của A-cha-Xoa (1863-1866) diễn ra ở các tỉnh giáp biên giới Việt Nam:
    • Khi phong trào của Si-vô-tha bị đàn áp, A-cha-Xoa và nhiều nghĩa quân đã lánh sang Việt Nam ở vùng Châu Đốc, Tịnh Biên. Nhân dân Việt Nam đã sẵn sang giúp đỡ ông chống Pháp...
    • Được sự giúp đỡ của nhân dân Việt Nam, A-cha-Xoa đã lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp tấn công Pháp, biên giới Việt Nam- Cam-pu-chia đã trở thành căn cứ cho cuộc khởi nghĩa...
  • Đặc biệt khởi nghĩa của Pu-côm-bô đã trở thành biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước...
    • Được sự giúp đỡ của nhân dân Việt Nam, năm 1886 ông phát động khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh...
    • Nghĩa quân của ông gồm rất nhiều người Việt như người Khơme, người Chăm, người Xtiêng, người Kinh.
    • Trương Quyền và Võ Duy Dương còn liên kết với Pu-côm-bô đánh Pháp...
    • Nhân dân Việt Nam ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân,...

Câu 3: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga? Tại sao thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga lại cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới?

* Ý nghĩa lịch sử:

  • Trong nước:
    • Cách mạng tháng Mười Nga đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga...
    • Một kỷ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, trở thành người làm chủ đất nước,...
  • - Quốc tế:
    • Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi cục diện thế giới,...
    • Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân,.. và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới...

* Tại sao Cách mạng tháng Mười Nga....

  • Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga lại cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh quý báu....
    • Phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên thế giới có chung kẻ thù là giai cấp tư sản – chủ nghĩa đế quốc,...
    • Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản, lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp công nhân đánh bại giai cấp tư sản, giải phóng mọi áp bức bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước...
    • Phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức và Cách mạng tháng Mười Nga có chung một kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc,... Ở Nga đã tiến hành thắng lợi, người công nhân, nhân dân Nga được làm chủ ....công nhân, các dân tộc bị áp bức khác cũng có thể học tập con đường cách mạng ở Nga và giành thắng lợi,...

(Học sinh có thể phân tích theo ý hiểu của mình nhưng phải làm rõ được kẻ thù chung của các cuộc cách mạng để khẳng định nhận xét)

Câu 4: Trình bày tác dụng và ý nghĩa của chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga? Chính sách này đã để lại những bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

  • Tác dụng và ý nghĩa:
    • Củng cố khối liên minh công nông, làm cho giai cấp nông dân, công nhân phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế...
    • Đây là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn có sự kiểm soát của nhà nước...
    • Chính sách kinh tế mới đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới,...
  • Bài học đối với Việt Nam.
    • Học sinh có thể phân tích theo ý hiểu của mình. Một số gợi ý: bài học về củng cố sự đoàn kết của các giai cấp trong xã hội, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, có sự thay đổi kịp thời, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn phải có sự kiểm soát của nhà nước,....
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!