Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định năm học 2015 - 2016. Đề gồm 4 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 90 phút, đã có đáp án để bạn đối chiếu kết quả. Hi vọng rằng với tài liệu này sẽ giúp bạn có được kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 1)

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016

SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
BỘ MÔN: LỊCH SỬ
(Đề thi gồm: 01 trang)
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Lịch sử - Lớp 11 - Khối C
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược (1858 -1884) thái độ của triều đình Huế và thái độ của nhân dân có gì khác nhau?

Câu 2. (3,0 điểm)

Nêu hoàn cảnh lịch sử, ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương?

Câu 3. (2,0 điểm)

Nêu sự khác nhau giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế theo tiêu chí:

Nội dung

Phong trào Cần Vương

Phong trào nông dân Yên Thế

Mục tiêu

Lãnh đạo

Lực lượng

Quy mô

Câu 4. (3,0 điểm)

Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy đánh giá vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

---------Hết--------

Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11

SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
BỘ MÔN: LỊCH SỬ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Lịch sử - Lớp 11 - Khối C

Câu 1. (2,0 điểm)

  • Thái độ của triều đình Huế:
    • Giai đoạn trước 1862: Triều đình cùng nhân dân tổ chức chống Pháp. Ví dụ minh họa ở mặt trận Đà Nẵng, mặt trận Gia Định,... 0,5
    • Từ năm 1862: Triều đình từng bước đầu hàng, kí với Pháp các hiệp ước bất bình đẳng 1862, 1874, 1883 và 1884 để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. 0,5
  • Về phía nhân dân:
    • Ngay từ khi Pháp xâm lược nhân dân đã anh dũng chống Pháp trên các mặt trận làm chậm bước tiến của Pháp,... 0,5
    • Từ sau 1862, các cuộc đấu tranh của nhân dân vừa chống thực dân Pháp vừa chống triều đình phong kiến nhu nhược. 0,5

Câu 2. (3,0 điểm)

1. Hoàn cảnh:1,0

2. Ý nghĩa: 0,5

  • Thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân....Làm chậm lại quá trình bình định quân sự và thiết lập bộ máy thống trị của thực dân Pháp
  • Dù thất bại nhưng tô thắm truyền thống yêu nước của dân tộc ta, là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn, tạo tiền đề cho phong trào dân tộc dân chủ đầu thế kỷ XX

3. Nguyên nhân thất bại

  • Văn thân, sĩ phu còn chịu nhiều ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. 0,25
  • Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân còn về cơ bản chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội vì thế sức hấp dẫn của khẩu hiệu này đối với nông dân bị hạn chế. 0,25
  • Do sự chênh lệch lực lượng cũng như vũ khí giữa quân ta và địch.0,25
  • Các cuộc khởi nghĩa nổ ra còn rời rạc không có sự đoàn kết thống nhất nên dễ bị quân Pháp đàn áp. 0,25
  • Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo thường phiêu lưu mạo hiểm, ít chú ý đến điều kiện đảm bảo thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa, dễ dao động khi bị dồn vào thế bí hiểm tìm đến cái chết một cách mù quáng.Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. 0,5

Câu 3. (2,0 điểm)

  • Phong trào Cần Vương
    • Mục tiêu: Giúp vua đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục chế độ phong kiến độc lập. 0,25
    • Lãnh đạo: Văn thân sĩ phu, quan lại theo hệ tư tưởng phong kiến. 0,25
    • Lực lượng: Đông đảo quần chúng nhân dân, văn thân sĩ phu...0,25
    • Quy mô: Rộng lớn khắp Bắc kì và Trung kì. 0,25 Chủ yếu là nông dân 0,25
  • Phong trào nông dân Yên Thế
    • Mục tiêu: Bảo vệ quê hương, quyền lợi của người nông dân, mang tính tự vệ. 0,25
    • Lãnh đạo: Là những người nông dân tự canh yêu quê hương đất nước như Đề Thám, Đề Nắm...0,25
    • Lực lượng: Chủ yếu là nông dân 0,25
    • Quy mô: Chỉ diễn ra ở địa bàn huyện Yên Thế và những vùng rừng núi xung quanh thuộc Bắc Giang, Thái Nguyên. 0,25

Câu 4. (3,0 điểm)

1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

  • Nguyên nhân sâu sa: 0,5
  • Nguyên nhân trực tiếp: 0,5

2. Vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

  • Liên Xô là lực lượng đi đầu trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít:
    • Trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đã nhiều lần kêu gọi các nước tư bản Anh, Pháp thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít nhưng bị khước từ...0,25
    • Liên Xô tham gia chiến tranh đã làm cho tính chất chiến tranh thay đổi: Chuyển từ chiến tranh xâm lược phi nghĩa sang chiến tranh chính nghĩa chống phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại; Liên Xô trở thành trụ cột của lực lượng đoàn kết các nước chống phát xít, chính phủ Anh, Mĩ đứng về phía Liên Xô và lực lượng dân chủ chống phát xít, dẫn tới sự thành lập Mặt trận Đồng minh chống phát xít (1/1/1942).0,25
  • Liên Xô là lực lượng chủ chốt, giành được những thắng lợi từng bước trong cuộc chiến chống phát xít: Chiến thắng Mát-xcơ-va (12/1941)...;chiến thắng Xta-lin-grat (11/1942)... Chiến thắng Cuốc-xcơ và cuộc tấn công của Liên Xô từ cuối 1943...; 0,5
  • Liên Xô là lực lượng quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh:
    • Liên Xô tấn công Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, cùng với Mĩ – Anh buộc Đức đầu hàng không điều kiện (9/5/1945), chiến tranh kết thúc ở châu Âu...0,2
    • Liên Xô tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông mạnh nhất của phát xít Nhật, góp phần quan trọng buộc quân phiệt Nhật đầu hàng không điều kiện, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai...0,5
  • Khẳng định: Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu, chủ chốt và quyết định trong cuộc đấu tranh chống phát xít, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. 0,25
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!