Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 trường THCS Duy Ninh, Quảng Ninh năm học 2016 - 2017. Đây là tài liệu tham khảo hay do Tìm Đáp Án sưu tầm, nhằm giúp cho quá trình ôn tập và củng cố lại kiến thức chuẩn bị cho kì 1 học kì 1 được trở nên thuận tiện hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm học 2015 - 2016 trường THCS Minh Tân, Bình Dương

Đề kiểm tra học kì I lớp 7 môn Công nghệ - Đề số 1

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm học 2016 - 2017

TRƯỜNG THCS DUY NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP: 7
Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Giải thích vì sao đất có khả năng giữ được nước và chất dinh dưỡng? (0,5 điểm)

Câu 2. Vì sao phải cải tạo đất trồng? (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu vai trò của giống cây trồng? (0,5 điểm)

Câu 4. Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh? (1,0 điểm)

Câu 5. Nêu sự khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn của kiểu biến thái côn trùng? (1,0 điểm)

Câu 6. Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót và phân đạm, kali, phân hỗn hợp dùng để bón thúc? (2,0 điểm)

Câu 7. Trình bày các phương pháp tưới cây? (1,0 điểm)

Câu 8. Sử dụng biện pháp hóa học có những ưu điểm và nhược điểm gì? (1,0 điểm)

Câu 9. Kể tên các phương pháp thu hoạch nông sản mà em biết? (1,0 điểm)

Câu 10. Ở địa phương em tiến hành làm đất bằng các công việc nào? (1,5 điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 7

Câu 1: 0,5 điểm

Nhờ các hạt cát, limon, sét, chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng

Câu 2: 0,5 điểm

Vì có những nơi đất có những tính chất xấu như: Chua, mặn, bạc màu, ... Nên cần phải cải tạo mới sử dung có hiệu quả được.

Câu 3: 0,5 điểm

Tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm

Câu 4: 1,0 điểm

  • Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu bệnh hại
  • Biện pháp thủ công
  • Biện pháp hóa học
  • Biện pháp sinh học
  • Biện pháp kiểm dịch thực vật

Câu 5: 1,0 điểm

  • Phân hữu cơ, phân lân: Dùng để bón lót vì: Các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. 0,5 điểm
  • Phân đạm, kali, phân hỗn hợp: Dùng bón thúc vì: tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay. 0,5 điểm

Câu 6: 2,0 điểm

  • Biến thái hoàn toàn: 1,0 điểm
    • Trải qua 4 giai đoạn: Trứng -> Sâu non -> Nhộng -> Sâu trưởng thành
    • Sâu non phá hại cây trồng nhiều nhất. Hình thái, Cấu tạo thay đổi
  • Biến thái không hoàn toàn: 1,0 điểm
    • Trải qua 3 giai đoạn: Trứng -> Sâu non -> Sâu TT
    • Sâu TT phá hại cây trồng nhiều nhất. Hình thái, Cấu tạo không thay đổi, thay đổi kích thước

Câu 7: 1,0 điểm

  • Tưới ngập: Cho nước ngập tràn vào mặt ruộng
  • Tưới theo hàng: Tưới vào gốc cây
  • Tưới phun mưa: Nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun
  • Tưới thấm: Nước được đưa vào rãnh luống để thấm dần vào luống

Câu 8: 1,0 điểm

  • Ưu điểm: Diệt nhanh, ít tốn công. 0,5 điểm
  • Nhược: Gây độc cho người, động vật, ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất) tốn nhiều chi phí. 0,5 điểm

Câu 9: 1,0 điểm

Hái, nhổ, đào và cắt

Câu 10: 1,5 điểm

  • Cày đất: Là làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lắp cỏ dại. 0,5 điểm
  • Bừa và đập đất: Để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trên ruộng, trộn đều phân, san phẳng mặt ruộng. 0,5 điểm
  • Lên luống: Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng và phát triển. 0,5 điểm
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm