Mời các bạn tham khảo Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 trường DTNT Ninh Sơn, Ninh Thuận năm học 2020 - 2021 do TimDapAnsưu tầm và đăng tải sau đây. Đề kiểm tra Vật lý 7 học kì 1 bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận có đầy đủ đáp án và ma trận, là tài liệu hữu ích cho thầy cô ra đề và cho các em học sinh tham khảo, ôn thi hiệu quả.

Đối với các em học sinh, việc luyện đề trước các kì thi là rất quan trọng để kiểm tra kiến thức cũng như làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau. Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 được sưu tầm từ các trường THCS tên cả nước, sẽ mang đến cho các em hệ thống đề thi phong phú và hữu ích, cho các em ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới.

Ma trận đề thi Vật lý 7 học kì 1 năm 2020

Cấp độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng cấp độ thấp

Vận dụng

cấp độ cao

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 1

Quang học

Nhận biết tính chất ảnh một vật tạo bởi gương cầu lồi

Nhận biết Định luật phản xạ anh sáng, và xác định được tia phản xạ

Xác định được vùng nguyệt thực trên trái đất

ứng dụng ĐL truyền thăng AS

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

10%

1

1.5đ

15%

1

0.5đ

5%

1

0.5đ

5%

5

3,5đ

35%

Chủ đề 2

Âm học

Nhận biết: nguồn âm, âm cao, âm thấp, âm lớn âm bé,

Nhận biết âm phản xạ, tiếng vang, vật phản xạ âm, vật ít phản xạ âm

âm phản xạ, tiếng vang, vật phản xạ âm, vật ít phản xạ âm

Tiếng ồn các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn

Tính được khoản cách truyền âm

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

10%

1

1.5đ

15%

2

10 %

1

15%

1

10%

7

6,5đ

65%

T. số câu

T. số điểm

Tỉ l

5

3,5đ

35%

1

1.5đ

15%

6

50%

12

10đ

100%

Đề kiểm tra Lý 7 học kì 1 năm 2020

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu sau: 0.5đ

Câu 1. Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm là

A. Dùi trống.

B. Mặt trống.

C. Tang trống.

D. Viền trống.

Câu 2. Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm

A. Dây đàn dao động.

B. Mặt trống dao động.

C. Chiếc sáo đang để trên bàn.

D. Âm thoa dao động.

Câu 3. Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào

A. Độ căng của mặt trống.

B. Kích thước của rùi trống.

C. Kích thước của mặt trống.

D. Biên độ dao động của mặt trống.

Câu 4. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là

A. Anh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh thật, hứng được trên màn, nhỏ hơn vât.

C. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật.

D. Ảnh thật, hứng được trên màn, bằng vật.

Câu 5. Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn ? Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.

B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để cho học sinh không bị chói mắt.

D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.

Câu 6 Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà không dùng gương phẳng vì:

A. ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng.

B. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.

C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng.

D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu 7. Ta nghe được âm to và rõ hơn khi

A. Âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra.

B. Âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra.

C. Âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai.

D. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai.

Câu 8: Độ cao thấp của âm phụ thuôc vào yếu tố nào cùa âm phát ra ?

A. Biên độ dao động

B. Tần số dao động

C. Độ to của âm

D. Tốc độ âm phát ra hình 1

B. TỰ LUẬN

Câu 9: a, Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng 1đ

b, Hãy xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng được biểu diễn bởi hình 1? 0,5đ

Đề thi Vật lý 7 học kì 1

Câu 10. Âm phản xạ là gì? Khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang? Những vật phản xạ âm tốt là những vật như thế nào? cho ví dụ?: 1,5đ

Câu 11. Hãy đề ra ba biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn? Hãy nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho khu Nội Trú em ở: 2đ

Câu 12. Nếu nghe thấy tiếng sét sau 2 giây kể từ khi nhìn thấy chớp , thì em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chổ sét đánh là bao nhiêu không? “V=340m/s’:1đ

Đáp án đề thi Vật lý 7 năm 2020

A. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu 0.5đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đ.ÁN A1

B

C

D

A

D

D

B

B

B. TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 9

a. Tia phản xạ nằm cùng mặt phẳng chứa tia tới và dường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

Góc phản xạ bằng góc tới.

b. Dựa vào hình vẽ ta thấy: 0.5

- Tia tới SI,

- Tia phản xạ IR,

- Pháp tuyến IN;

- Góc tới \hat{SIN} = i,Đề thi học kì 1 Lý 7 năm 2020

- Góc phản xạ \hat{NIR}= i’.

1.5 đ

Câu 10

Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ. Tiếng vang là âm phản xạ dội đến tai ta cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây, Những vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém) Ví dụ: mặt gương, đá hoa cương, tấm kim loại, tường gạch.

1.5đ

Câu 11

(nêu được mỗi biện pháp đúng cho 0,5 điểm)

a.Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên:

- Tác động và nguồn âm

- Ngăn chặn đường truyền âm

- Phân tán âm trên đường truyền

b. HS tự suy nghỉ nêu ra

Câu 12

V=340m/s ; t = 2s

Ta có: S = v.t = 340x2 = 680 m

Vậy khoản cách từ nơi phát ra tiếng sét đến tai người nghe là 680m

Mời các bạn tải về để xem toàn bộ đề, đáp án và ma trận của Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Vật lý trường DTNT Ninh Sơn, Ninh Thuận năm học 2020 - 2021. Ngoài ra, mời các em tham khảo thêm các môn Toán, Sinh, Văn, Sử... và các bài tập SGK môn Vật lý 7, bài tập SBT môn Vật lý 7 được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm