Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10 Đề 8 do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Ngữ văn 10 - Đề thi học kì 1
Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.
Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
19.5.1970
Được thư mẹ…
Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2 (0,5đ): Đọc đoạn nhật kí trên, chi tiết nào khiến anh/chị xúc động nhất? Vì sao?
Câu 3 (0,75đ): Qua đoạn trích, nỗi nhớ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm được hiện lên như thế nào?
Câu 4 (1,25đ): Anh/chị nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Gieo hành động, bạn sẽ gặt thói quen, gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách, gieo tích cách bạn sẽ gặt số phận.
Câu 2 (5đ): Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.
Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm.
Câu 2 (0,5đ):
Học sinh tự lựa chọn chi tiết khiến mình xúc động nhất và lí giải.
Câu 3 (0,75đ):
Qua đoạn trích, nỗi nhớ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm được hiện lên: nhớ về tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả, nhớ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, tiếng sóng sông Hồng, cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô.
Câu 4 (1,25đ):
- Cảm nghĩ vềsự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc:
Họ là những người dũng cảm: ở khắp mọi miền tổ quốc dù giàu hay nghèo dù trai hay gái, dù bao nhiêu tuổi cũng sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
Họ là những người tình cảm: đoàn kết, giúp đỡ, san sẻ với nhau. Họ luôn nhớ và hướng về quê hương, gia đình, người thân của mình,…
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý Gieo hành động, bạn sẽ gặt thói quen, gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách, gieo tích cách bạn sẽ gặt số phận
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Gieo hành động, bạn sẽ gặt thói quen, gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách, gieo tích cách bạn sẽ gặt số phận.
2. Thân bài
a. Giải thích
“Thói quen” là lối sống, cách sống biểu hiện của mỗi con người qua hành vi bên ngoài được lặp đi lặp lại.
“Tính cách” là đặc điểm tâm lí ổn định biểu hiện qua hành vi và hành động bên ngoài, nội tâm bên trong con người.
“Số phận” là cuộc đời, vận hạn mà mỗi con người phải trải qua trong vòng tuần hoàn của mình.
Ý nghĩa câu nói: khuyên nhủ con người ta hãy sống, tạo lập cho bản thân mình những thói quen tốt, rèn luyện những đức tính, phẩm chất tốt đẹp để giúp cho cuộc sống của mình trở nên đẹp đẽ, tích cực hơn và gặp phải nhiều điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống.
b. Phân tích
Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, lựa chọn cách sống như thế nào là do mỗi chúng ta. Xuất phát điểm của mỗi người là như nhau nên hãy phấn đấu vươn lên và trở thành một công dân có ích, một con người luôn chan chứa tình yêu thương.
Khi chúng ta làm ra việc xấu với người khác ắt hẳn ta sẽ bị báo ứng, người sống không tốt sẽ không nhận được sự yêu thương của mọi người, lâu dần sẽ tự cô lập mình, đến lúc khó khăn, hoạn nạn không ai giúp đỡ và dễ đi đến thất bại, vấp ngã.
Xã hội phát triển ra sao, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực là do cách sống, suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân con người.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chỉ biết đến bản thân mình, sẵn sàng làm những việc xấu vì tư lợi cá nhân. Lại có những người lười biếng, không chịu rèn luyện bản thân tốt hơn,…
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói: Gieo hành động, bạn sẽ gặt thói quen, gieo thói quen bạn sẽ gặt tính cách, gieo tích cách bạn sẽ gặt số phận; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay qua câu chuyện Tấm Cám
1. Mở bài
Giới thiệu truyện Tấm Cám và dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay).
2. Thân bài
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong tác phẩm Tấm Cám:
Hoàn cảnh của Tấm: Mồ côi mẹ, cha mất sớm, ở mẹ con Cám, bị mẹ con Cám tìm mọi cách hãm hại.
Sự độc ác của mẹ con Cám: Khi Tấm còn ở chung với mẹ con Cám họ tước đoạt mọi quyền lợi cả về vật chất lẫn tinh thần của Tấm. Sau khi Tấm trở thành hoàng hậu chúng lừa giết Tấm, giết cả những kiếp hóa thân của Tấm.
→ Mẹ con Cám là đại diện cho tuyến ác, cái ác càng lúc càng lộ liễu, tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn.Tấm là đại diện cho cái thiện. Cái thiện luôn bị cái ác chèn ép, hãm hại. Ban đầu, Tấm nhu nhược, bị động, chỉ biết trông chờ vào Bụt. Về sau, Tấm tự vươn lên, tự đấu tranh để giành hạnh phúc.
- Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và nay:
Trong xã hội xưa: Cái ác thường có thế lực mạnh, bất chấp thủ đoạn để hãm hại cái thiện. Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. Cái thiện phải tự trưởng thành, tự đấu tranh để giành hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh đó cái thiện có thể phải trải qua nhiều thử thách, nhưng kết quả cuối cùng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái ác luôn bị trừng phạt.
Trong xã hội ngày nay: Cái thiện và cái ác vẫn song song tồn tại và cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội vẫn còn mãi như một quy luật tất yếu. Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn. Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng để chống cái ác.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận và rút ra bài học cho bản thân.
-----------------------
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10 Đề 8. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.
Chúc các em học tập thật tốt.