Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10 Đề 5 do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Ngữ văn 10 - Đề thi học kì 1
Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.
Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh, tính tình thuần thục trung hậu, gia kế thường thường, không dồi dào cũng không túng kém. Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thúy Kiều, em tên Thúy Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thúy Kiều vẻ ngoài tha thướt, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thúy Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh can ngăn chị:
- Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết, không được nhã!
Thúy Kiều nghe em can, nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca Bạc mệnh, phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ.
(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5đ): Thúy Kiều và Thúy Vân được miêu tả như thế nào?
Câu 3 (1đ): Ngoài những thông tin trên, bằng vốn hiểu biết của mình, anh/chị hãy nêu thêm những nét về Thúy Kiều mà anh/chị biết.
Câu 4 (1đ): Qua lời nói của Thúy Vân, anh/chị hiểu thêm điều gì về người con gái xã hội bấy giờ?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận về câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Câu 2 (5đ): Đóng vai Tấm kể lại chuyện Tấm Cám.
Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.
Câu 2 (0,5đ):
Thúy Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, thích âm luật, thông thạo ngón hồ cầm. Thúy Vân dáng yêu kiều, hiền dịu. Cả hai chị em đều trong độ thanh xuân.
Câu 3 (1đ):
Những nét về Thúy Kiều: xinh đẹp sắc sảo, là cô gái có cá tính, có một tình yêu thật đẹp với Kim Trọng nhưng gia đình gặp hoạn nạn phải bán mình chuộc cha, nhường mối lương duyên lại cho em và sống cuộc đời phiêu bạt, bất hạnh…
Câu 4 (1đ):
Người con gái trong xã hội bấy giờ:
Họ có những ranh giới nhất định, phải tuân theo lễ giáo, không được lựa chọn cuộc sống của mình, phải nghe theo sự sắp xếp của người khác…
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý bài văn nghị luận Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
2. Thân bài
a. Giải thích
Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.
b. Phân tích
• Biểu hiện của người sống “cho đi”
Luôn luôn giúp đỡ, muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Sống yêu thương, chan hòa với những người xung quanh, không tính toán nhỏ nhen.
Luôn muốn lan tỏa những thông điệp tốt đẹp đến với mọi người.
• Lợi ích của lối sống “cho đi”
Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý Đóng vai Tấm kể lại chuyện Tấm Cám
1. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện bằng lời của nhân vật Tấm.
2. Thân bài
a. Cảnh ngộ
Mẹ mất sớm, cha lấy vợ hai đẻ được một người em tên là Cám rồi cũng mất sau đó. Tôi sống cùng dì và em.
Hằng ngày tôi phải làm việc vất vả từ sáng đến tối và bị mẹ con họ bắt nạt, ức hiếp nhưng đành cam chịu.
b. Câu chuyện con cá bống
Một hôm dì treo thưởng ai bắt được nhiều cá bống hơn sẽ được yếm đào, tôi làm việc quần quật nhưng cuối cùng bị Cám lừa lấy hết cá của mình, chỉ để sót lại 1 con cá bống.
Tôi đem cá về thả xuống giếng và nuôi nấng nó nhưng cuối cùng bị dì và Cám ở nhà giết thịt lúc tôi đi làm.
Tôi đau buồn thì được Bụt hiện ra và mách tôi đi tìm xương cá rồi mang đi chôn, tôi nghe lời làm theo.
c. Khi nhà vua mở hội
Mẹ co Cám không cho tôi đi xem hội, bắt tôi ở nhà nhặt gạo với thóc ra. Tôi buồn bã, Bụt hiện lên, giúp tôi nhặt và nói tôi đào xương cá bống lên để lấy quần áo đẹp đi dự hội.
Trên đường đi do vội vã nên tôi đã đánh rơi chiếc giày, nào ngờ nhà vua nhặt được và lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Mọi người nô nức thử giày trong đó có cả Cám nhưng chiếc giày ấy chỉ vừa chân tôi và tôi được làm Hoàng hậu.
d. Sau khi làm hoàng hậu
Tôi có cuộc sống hạnh phúc, sung túc hơn.
Một hôm tôi về giỗ cha thì bị Cám lừa trèo cây hái cau sau đó chặt gốc để tôi chết và vào cung thay tôi làm hoàng hậu.
May mắn thay, tôi luôn được Bụt giúp đỡ, năm lần bảy lượt bị Cám giết hại, tôi biến thành chim vàng anh, cây xoan, khung cửi và cuối cùng là cây thị rồi ở cùng với bà lão nghèo hằng ngày giúp bà làm việc nhà.
Một hôm nhà vua đi qua nhìn thấy miếng trầu nhận ra tôi là người têm nên đã đón tôi về cung. Tại đây tôi đã trừng trị mẹ con Cám thích đáng và trở về cuộc sống hạnh phúc của mình.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị của câu chuyện.
-----------------------
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10 Đề 5. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.
Chúc các em học tập thật tốt.