Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10 Đề 3 do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.

Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo đó các quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc lưu chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước. Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lực lượng lao động Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động trong khu vực.

(Báo Giáo Dục và Thời Đại, số 86, ngày 10/04/2015)

Câu 1 (0,5đ): Thao tác lập luận chủ yếu của đoạn trích là gì?

Câu 2 (0,5đ): Văn bản nói về vấn đề gì?

Câu 3 (0,75đ): Theo anh/chị, cơ hội và thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam là gì?

Câu 4 (1,25đ): Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh/chị về sự hòa nhập của con người trong thời buổi công nghiệp hóa hiện nay.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận về Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5đ): Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Thao tác lập luận chủ yếu: thao tác lập luận phân tích.

Câu 2 (0,5đ):

Văn bản trên nói về việc cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập.

Câu 3 (0,75đ):

Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam:

Cơ hội: tự do lao động ở nhiều nước trong khu vực.

Thách thức: đòi hỏi cần phải có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

Câu 4 (1,25đ):

Suy nghĩ về sự hòa nhập của con người trong thời buổi công nghiệp hóa hiện nay:

Có nhiều người biết nắm bắt thời cơ, phát triển bản thân và đạt được nhưng thành công đáng kể.

Có những người bị bỏ lại phía sau hoặc tha hóa khiến cho bản thân mất đi những giá trị cốt lõi.

→ Sự phát triển của thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa có hai mặt, vận dụng chúng vào cuộc sống ra sao là lựa chọn của mỗi con người. Hãy đưa ra những lựa chọn thông minh và phù hợp với bản thân mình.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tinh thần tự giác: tự mình làm chủ cuộc sống, làm những công việc của bản thân mình từ nhỏ đến lớn mà không để ai nhắc nhở, đốc thúc và luôn hoàn thành công việc đó một cách trọn vẹn nhất có thể.

b. Phân tích

Mỗi con người chỉ được sống một lần, chúng ta cần sống có ước mơ, biết vươn lên để thực hiện mục tiêu mà bản thân mình đề ra trước hết tạo của cải vật chất để nuôi sống bản thân, sau để cống hiến cho xã hội.

Người sống tự giác sẽ lường trước được những khó khăn cũng như thuận lợi của cuộc sống, từ đó biết nắm bắt mọi cơ hội tốt hơn người sống ở thế bị động.

Người sống tự giác sẽ được mọi người yêu quý, tín nhiệm, tin tưởng và học tập theo, từ đó truyền được nguồn cảm hứng, những thông điệp tốt đẹp đến với mọi người, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống ở thế chủ động, luôn tự giác hoàn thành công việc thật tốt để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống ở thế bị động, không có mục tiêu, không biết lường trước cuộc sống, khi có chuyện không may xảy đến không biết ứng phó. Lại có những người sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà không cố gắng trong cuộc sống của chính mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống; đồng thời liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè.

2. Thân bài

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Khung cảnh nhàn rỗi, ung dung, tự tại của tác giả không hề vướng bận sự đời.

Hòe đục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Bức tranh thiên nhiên với nhiều hình ảnh và những nét nổi bật về màu sắc mang nét đặc trưng riêng của không gian mùa hè.

Màu xanh của lá hòe tạo thành một bóng mát khổng lồ gợi cho ta sự mát mẻ.

Động từ "đùn đùn" có sức bao quát cảnh vật rất lớn, vừa gợi được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, vừa gợi cảm giác phóng khoáng.

Màu đỏ thắm của hoa lựu cùng sắc hồng nhẹ nhàng của hoa sen ta hương thơm ngát.

→ Một bức tranh đủ sắc và hương vừa sang trọng, gần gũi, tươi tắn, rực rỡ, thiên nhiên không những đẹp mà còn mang bao cảm xúc tinh tế.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Tiếng "lao xao" âm vang từ chợ cá, làng chài vọng đến đó là tín hiệu của cuộc sống nhộn nhịp đan xen vào cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên thanh bình → Nguyễn Trãi đang chủ động hướng cảm nhận của mình đến cuộc sống của những người dân làng chài để bản thân không tạo một khoảng cách quá xa với nhân dân.

Tiếng ve "dắng dỏi", âm thanh mảnh, dứt khoát, nhịp nhàng được so sánh với tiếng đàn là một liên tưởng so sánh rất độc đáo của Nguyễn Trãi → tràn đầy sức sống.

→ Bức tranh thiên nhiên qua con mắt của Nguyễn Trãi là sự hòa phối hoàn hảo giữa màu sắc âm thanh, giữa thiên nhiên và cuộc sống con người.

Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng
Dân giàu nước mạnh khắp đòi phương.

Mong muốn chân thành, một khát vọng cao đẹp của một triết nhân: mong có cây đàn của vua Nghiêu Thuấn để gảy khúc Nam Phong → một điển tích tác giả sử dụng nhằm ca ngợi cuộc sống thanh bình của nhân dân.

→ Tuy đã lánh mình tránh xa nơi "ồn ào" nhưng trong Nguyễn Trãi vẫn luôn nung nấu hoài bão cống hiến cho xã tắc, cho giang sơn để dân giàu nước mạnh, ấm no hạnh phúc..

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

-----------------------

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10 Đề 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!