Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10 Đề 2 do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.

Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Hạnh phúc cho dân”, đó là điều Người đã nêu lên trong bản Tuyên ngôn Độc lập: “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Hạnh phúc mà Người muốn đem lại cho dân là một niềm hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc đó không chỉ ở những thành quả mà hôm nay cách mạng vừa đem lại cho toàn dân. Hạnh phúc đó còn đang tiếp tục đến với nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh để tiêu diệt tận cùng nguồn gốc mọi khổ đau của con người, xây dựng nên một xã hội mà mọi hiện tượng người bóc lột người đều hoàn toàn bị xóa bỏ. Trong cuộc đấu tranh vĩ đại ấy, Đảng và Hồ Chủ tịch đã chọn cho nhân dân ta một con đường ngắn nhất.

(Trích “Những năm tháng không thể nào quên” – Võ Nguyên Giáp, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.209)

Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của đoạn trích.

Câu 2 (0,75đ): Việc lặp đi lặp lại từ “hạnh phúc” có tác dụng gì?

Câu 3 (0,75đ): Văn bản thể hiện tình cảm gì của tác giả Võ Nguyên Giáp?

Câu 4 (1đ): Hình tượng con người được nhắc đến trong văn bản trên là ai? Ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về con người ấy sau khi đọc văn bản?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ về cách "thể hiện mình" của giới trẻ hiện nay.

Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Câu chủ đề của đoạn trích: “Hạnh phúc cho dân”, đó là điều Người đã nêu lên trong bản Tuyên ngôn Độc lập: “dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Câu 2 (0,75đ):

Tác dụng của việc lặp từ “hạnh phúc”: nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật lí tưởng cao đẹp của Người là đem lại “hạnh phúc cho dân”.

Câu 3 (0,75đ):

Văn bản thể hiện sự kính trọng, ngợi ca, ngưỡng mộ, biết ơn của đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 4 (1đ):

Hình tượng con người được nhắc đến trong văn bản trên là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ấn tượng về Người sau khi đọc văn bản: một con người có lí tưởng và tấm lòng cao cả, đẹp đẽ, luôn hết lòng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói riêng và giải phóng con người cần lao trên thế giới nói chung.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ về cách "thể hiện mình" của giới trẻ hiện nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bày tỏ suy nghĩ về cách "thể hiện mình" của giới trẻ hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

“thể hiện mình”: muốn chứng minh bản thân mình là nhất hoàn hảo, cá tính, vượt trội hơn những người khác cùng trang lứa và muốn người khác phải nể phục, trầm trồ, tán dương mình. → Đây là tính cách xấu dễ gặp ở các bạn học sinh mới lớn và nó ảnh hưởng đến nhân cách các bạn sau này.

b. Thực trạng

Nhiều bạn học sinh có những ngôn ngữ không phù hợp với lứa tuổi (nói tục, chửi bậy) để thể hiện cá tính và nghĩ rằng người khác sẽ sợ sệt mình. Có những bạn nhuộm tóc xanh đỏ, ăn mặc phản cảm để thể hiện độ “chịu chơi” của mình.

Nhiều người coi thường nội quy trường lớp, hay luôn tạo ra những trào lưu vô bổ, gây ảnh hưởng xấu tới thầy cô, bạn bè, hút thuốc lá, uống rượu bia,… sa đà vào các tệ nạn xã hội khác.

c. Nguyên nhân

Chủ quan: do sự thay đổi tâm sinh lí của các bạn, do bản chất hiếu thắng, ham muốn thể hiện mình, muốn mình hơn người khác.

Khách quan; do các bạn không được dạy dỗ chu đáo, sự thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh dành cho con em mình; do môi trường xung quanh nhiều kẻ xấu tác động vào quá trình hình thành tính cách;…

d. Hậu quả

Những việc làm để thể hiện mình một cách tiêu cực như thế thì không những gây ảnh hưởng xấu tới trường lớp, bạn bè, thầy cô mà còn gây sự thiếu thiện cảm trong mắt mọi người, đang dần biến mình trở thành người xấu, người vô văn hóa.

Những thói quen, những sự “thích thể hiện” đó lâu dần sẽ trở thành tính cách của người đó, biến người đó thành người xấu, đi ngược với những phẩm chất tốt đẹp của xã hội.

e. Giải pháp

Mỗi người tự hướng bản thân mình đến những điều tích cực, tốt đẹp, học tập theo những tấm gương sáng, tránh xa những điều xấu.

Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, dạy dỗ con em mình theo con đường đúng đắn, trở thành một người tốt.

Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, răn đe những học sinh có suy nghĩ và hành động lệch lạc đồng thời giáo dục các em những điều hay lẽ phải.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (suy nghĩ về cách "thể hiện mình" của giới trẻ hiện nay) và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích bài thơ Nhàn

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn.

2. Thân bài

a. Hai câu đề

Nhịp điệu những câu thơ đầu tạo cảm giác thư thái, ung dung.

Bằng cách sử dụng những vật dụng quen thuộc của người dân lao động cho thấy cảnh nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình biết bao.

Tâm trạng của nhà thơ là tâm trạng của một kẻ sĩ “an bần lạc đạo” vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường để tìm đến thú vui của ẩn sĩ.

b. 2 câu thực

Cách sử dụng phép đối: “dại - khôn, nơi vắng vẻ - chốn lao xao” và cách xưng hô “ta - người” cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của tác giả và người đời thường. Ông cho rằng nơi vắng vẻ là nơi thôn quê yên bình ở đó không còn bon chen chốn quan trường, đây mới thực là cuộc sống.

→ Hai vế tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhấn mạnh phương châm, quan niệm sống của tác giả khác với thông thường. Đồng thời muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện cái cao ngạo của kẻ sĩ.

c. Hai câu luận

Cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên “măng trúc” “giá” → Thấy được cuộc sống an nhàn, đạm bạc thanh cao, lối sống hòa nhập với thiên nhiên của tác giả.

Cái thú sống an nhàn ẩn dật của con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời loạn lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình.

d. Hai câu kết

Xem nhẹ lẽ đời sống xa hoa phú quý, ông ngậm ngùi coi đó như một giấc chiêm bao.

Lối sống thanh cao vượt lên trên lẽ đời thường.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

-----------------------

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 năm 2021 môn Văn 10 Đề 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm