Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Khoa học tự nhiên Chân trời sáng tạo có đầy đủ đáp án, bảng ma trận, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề thi và ôn luyện kiến thức cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu hay giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 khác nhau. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 năm 2024 có đáp án
1. Ma trận Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 CTST
Chủ đề |
MỨC ĐỘ |
Tổng số |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
||
Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát (2 tiết) |
1 (0,25) |
|
|
1 |
0,25 |
||||||
Dòng điện, nguồn điện (2 tiết) |
1 (0,25) |
|
|
1 |
0,25 |
||||||
Mạch điện đơn giản (2 tiết) |
1 (0,25) |
1 (1,25) |
|
|
1 |
1 |
1,25 |
||||
Tác dụng của dòng điện (2 tiết) |
1 (0,25) |
|
|
1 |
0,25 |
||||||
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế (2 tiết) |
1 (0,25) |
|
|
1 |
0,25 |
||||||
TH Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế (1 tiết) |
1 (0,25) |
|
|
1 |
0,25 |
||||||
Năng lượng nhiệt và nội năng (2 tiết) |
1 (0,25) |
|
|
1 |
0,25 |
||||||
TH Đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter (2 tiết) |
|
|
|
|
|||||||
Sự truyền nhiệt (2 tiết) |
1 (1,0) |
|
|
1 (1,0) |
|
1 (0,5) |
|
3 |
2,5 |
||
Sự nở vì nhiệt (2 tiết) |
|
|
|
|
|||||||
Khái quát về cơ thể người (2 tiết) |
2 (0,5) |
|
|
2 |
0,5 |
||||||
Hệ vận động ở người (3 tiết) |
1 (0,25) |
1 (0,75) |
|
|
1 |
1 |
1,0 |
||||
Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người (4 tiết) |
1 (0,5) |
2 (0,5) |
|
1 (0,5) |
|
2 |
2 |
1,5 |
|||
Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người (4 tiết) |
1 (0,5) |
1 (1) |
|
|
2 |
1,5 |
|||||
Số ý |
2 |
8 |
3 |
4 |
2 |
0 |
2 |
0 |
9 |
12 |
|
Điểm số |
2.0 |
2 |
2.0 |
1.0 |
2.0 |
0 |
1.0 |
0 |
7.0 |
3.0 |
10 |
Tổng số điểm |
4.0 |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
10 |
10 |
2. Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 CTST
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:
A. Thanh sắt.
B. Thanh thép.
C. Thanh nhựa.
D. Thanh gỗ.
Câu 2: Trong các dụng cụ, thiết bị sau, đâu là nguồn điện:
A. Bóng đèn đang sáng
B. Nam châm
C. Dây dẫn điện
D. Pin điều khiển
Câu 3. Trong các kí hiệu sau, kí hiệu nào biểu diễn Ampe kế:
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Câu 4. Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học.
B. Tác dụng sinh lí
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học
Câu 5. Đơn vị đo cường độ dòng điện là
A. Ampe (A)
B. Vôn (V)
C. Ôm (W)
D. Jun (J)
Câu 6. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Bàn là điện.
B. Máy sấy tóc
C. Đèn LED.
D. Ấm điện đang đun nước
Câu 7. Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?
A. Cọ xát vật lên mặt bàn.
B. Đốt nóng vật.
C. Làm lạnh vật.
D. Đưa vật lên cao.
Câu 8. Các cơ quan: Tim và mạch máu, thuộc hệ cơ quan nào sau đây?
A. Hệ vận động
B. Hệ hô hấp
C. Hệ tuần hoàn
D. Hệ tiêu hóa
Câu 9. Vai trò của hệ thần kinh là:
A. Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển.
B. Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường.
C. Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể.
D. Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường.
Câu 10. Nêu được chức năng của hệ vận động ở người.
A. Tạo nên bộ khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất định.
B. Bảo vệ cơ thể.
C. Giúp cơ thể di chuyển và vận động linh hoạt, chắc chắn.
D. Tạo nên bộ khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất định, bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể di chuyển và vận động linh hoạt, chắc chắn...
Câu 11. Cơ quan nào của hệ tiêu hóa mà thức ăn không đi qua?
A. Túi mật, tụy, gan.
B. Ruột non, ruột già, túi mật.
C. Hầu, tụy, gan.
D. Hầu, ruột non, ruột già.
Câu 12. Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng không nên sử dụng loại thức ăn, đồ uống nào sau đây?
A. Rượu bia, caffeine, thực phẩm giàu chất béo
B. Thức ăn cay, thức ăn mặn, socola
C. Rượu bia, caffeine, thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay, thức ăn mặn.
D. Rượu bia, caffeine, thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay, thức ăn mặn, socola.
B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13. NB (1,0 điểm). Nêu các hình thức truyền nhiệt, mỗi hình thức lấy ví dụ trong thực tế?
Câu 14. TH (1,5 điểm). Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 công tắc điều khiển 1 đèn sợi đốt.
Câu 15. VD. (1,0 điểm). Giải thích tại sao khi muốn đun sôi nước ta lại đun ở đáy ấm nước.
Câu 16. VDC (0,5 điểm). Trình bày một số hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra.
Câu 17. (0,5 điểm)
Quan sát hình ảnh bên: hãy đọc tên loại tật liên quan đến hệ vận động và giải thích rõ nguyên nhân gây ra tật này.
Câu 18. (0,5 điểm) Nêu được khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng.
Câu 19. (0,5 điểm) Vận dụng hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa.
Câu 20. (0,5 điểm) Nêu được các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương).
Câu 21. (1,0 điểm) Bác An năm nay 60 tuổi, gần đây bác có biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, ù tai, tim đạp nhanh, đau ngực, khó thở. Bác đã đi khám bệnh và được bác sĩ chuẩn đoán bác bị cao huyết áp. Vận dụng hiểu biết các bệnh về máu và tim mạch, em hãy giúp bác An đề ra biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể, giải thích cơ sở của các biện pháp đó?
3. Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 8 CTST
TRẮC NGHIỆM – 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
D |
B |
A |
A |
C |
D |
C |
B |
D |
A |
D |
TỰ LUẬN-7 điểm
Câu |
Nội dung |
Điểm |
||||||||||||
13 |
Các hình thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt. HS lấy VD đúng Đối lưu. HS lấy VD đúng Bức xạ nhiệt: HS lấy VD đúng |
0,5 0,25 0,25 |
||||||||||||
14 |
HS vẽ đúng sơ đồ |
1,5 |
||||||||||||
15 |
Khi muốn đun sôi nước ta lại đun ở đáy ấm nước. Vì Nước dẫn nhiệt chủ yếu bằng hình thức đối lưu. Khi đun ở đáy ấm sẽ tạo ra dòng đối lưu lớn nhất: Nước ở đáy nóng lên trước và di chuyển lên phía trên, nước lạnh ở dưới đi xuống, cứ như vậy nước trong ấm nóng lên nhanh chóng. |
1,0 |
||||||||||||
16 |
HS nêu được 2/3 ý (mỗi ý 0,25 điểm) Sức khỏe: Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm. Cháy rừng: Nhiệt độ ngày càng tăng cao tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn. Gây ra thảm họa thiên tai: Hiệu ứng nhà kính sẽ khiến cho khu vực ven biển bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. |
0,5 |
||||||||||||
17 |
- Tật cong vẹo cột sống - Nguyên nhân + Tư thế hoạt động không đúng trong một thời gian dài. VD: ngồi học không đúng tư thế trong thời gian dài + Mang vác vật nặng thường xuyên không đều ở hai vai + Do tai nạn + Do bị còi xương |
0,25 0,25 |
||||||||||||
18 |
a. Khái niệm chất dinh dương và dinh dưỡng - Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. - Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể. |
0,25 0,25 |
||||||||||||
19 |
- Các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa: + Biện pháp lựa chọn thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, nguồn gốc rõ ràng, những thực phẩm chế biến sẵn phải còn hạn sử dụng... + Biện pháp bảo quản thực phẩm: Lựa chọn các phương pháp bảo quản an toàn, phù hợp cho từng loại thực phẩm như: những thực phẩm dễ hỏng như rau, quả, cá, thịt tươi,… cần được bảo quản lạnh; không để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín;… + Biện pháp chế biến thực phẩm: Chế biến hợp vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín, khu chế biến thực phẩm phải đảm bảo sạch sẽ, thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy cẩn thận… |
0,1 0,2 0,2 |
||||||||||||
20 |
- Tiểu cầu tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu - Hồng cầu vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu - Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể - Huyết tương có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch vận chuyển chất dinh dưỡng các chất cần thiết khác và chất thải |
0,5 |
||||||||||||
21 |
|
0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 |
...............
Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới, các bạn học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được các dạng bài thường có trong đề thi. Mời các bạn tham khảo các đề thi giữa kì 2 lớp 8 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.