Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Giáo dục công dân Kết nối tri thức có đầy đủ đáp án, bảng ma trận, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề thi và ôn luyện kiến thức cho các bạn học sinh. Đây cũng là tài liệu hay giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 8 khác nhau. Mời các bạn tham khảo.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục công dân 8 năm 2024
1. Đề thi giữa kì 2 GDCD 8 KNTT
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Việc xác định mục tiêu giúp mỗi người như thế nào?
A. Có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
B. Có định hướng, động lực, trách nhiệm.
C. Xác định mục tiêu giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; từ đó, giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.
D. Giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập
Câu 2: Theo mô hình SMART S là:
A. Tính cụ thể.
B. Tính đo lường được.
C. Tính khả thi.
D. Tính thực tế.
Câu 3: Theo mô hình SMART R là:
A. Tính cụ thể.
B. Tính đo lường được.
C. Tính khả thi.
D. Tính thực tế
Câu 4: Tiêu chí xác định mục tiêu cá nhân là gì?
A. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn/ Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình
B. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh trong tính cách của bạn/ Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình
C. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình
D. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn
Câu 5: Làm thế nào để Thiết lập một mục tiêu?
A. Thiết lập mục tiêu SMAT (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra
B. Thiết lập mục tiêu SMAR (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra
C. Thiết lập mục tiêu SMART (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra
D.Thiết lập mục tiêu SMARTH (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra
Câu 6: Công việc nào là công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp?
A. Thay đôi nhân sự.
B. Mua máy móc mới.
C. Nghe điện thoại khi đang họp.
D. Tham gia một khóa học bồi dưỡng.
Câu 7: Kế hoạch thực hiện mục tiêu hiệu quả khi thoản mãn các điều kiện nào sau đây?
A. Phù hợp với môi trường.
B. Phù hợp về thời gian.
C. Phù hợp với bản thân, phù hợp với môi trường,phù hợp về thời gian.
D. Phù hợp với bản thân.
Câu 8: Không phân quyền trong công việc được hiểu như thế nào?
A. Làm thay công việc của nhân viên.
B. Giao việc nhưng không giao quyền.
C. Ôm đồm công việc.
D. Ôm đồm công việc, Giao việc nhưng không giao quyền, Làm thay công việc của nhân viên.
Câu 9: Nghiêm khắc bản thân cần chú ý đến những vấn đề gì?
A. Ban thân và mục tiêu.
B. Bản thân và công việc.
C. Kế hoạch và công việc.
D. Bản thân và kế hoạch.
Câu 10: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Xác định mục tiêu giúp chúng ta có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.
B. Nên xác định nhiều mục tiêu cùng một lúc để có động lực phấn đấu cao hơn.
C. Nên xác định mục tiêu cao hơn khả năng của bản thân để có thêm động lực phấn đấu.
D. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không thay đổi mục tiêu cá nhân đã đề ra.
Câu 11: Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?
A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
B. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
C. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 12: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá bao nhiêu ngày?
A. 01 ngày.
B. 03 ngày.
C. 05 ngày.
D. 09 ngày.
Câu 13: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm?
A. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
B. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
C. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
D. Nhà ở của nạn nhân; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
Câu 14: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là?
A. Là nơi nạn nhân bạo lực gia đình được giải tỏa tâm lý.
B. Là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
C. Là nơi nạn nhân bạo lực gia đình được vay vốn làm ăn, được hỗ trợ nơi ở và những điều kiện cần thiết khác để phục vụ nhu cầu thiết yếu khác.
D. Là nơi tư vấn pháp lý và tâm lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Câu 15: Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì ai phải bồi thường theo quy định của pháp luật ?
A. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
B. Ông, bà, cha, mẹ, người thân thích của trẻ em.
C. Ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác của trẻ em.
D. Ông, bà, cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
Câu 16: Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”
A. Bạo lực gia đình.
B. Bạo hành trẻ em.
C. Bạo lực học đường.
D. Ngược đãi trẻ em.
Câu 17: Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?
A. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau.
B. Đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
C. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
D. Đóng góp toàn bộ tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình vượt quá với khả năng thực tế của mình.
Câu 18: Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
A. Từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
B. Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
C. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
D. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Câu 19: Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt bao nhiêu?
A. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
B. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
C. Từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
D. Từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng
Câu 20: Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình có trách nhiệm gì?
A. Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình.
B. Đi chổ khác vì có thể bị liên lụy.
C. Gọi thêm người đến để chứng kiến vụ việc.
D. Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra, báo với cơ quan có thẩm quyền đến để chứng kiến vụ việc, bắt giữ người có hành vi bạo lực để chờ cơ quan công an đến giải quyết.
II. Tự luận
Câu 1. Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?
b) Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.
c) Do bố mẹ li hôn nên bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập.
Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Chỉ cần lập kế hoạch chi tiêu cho những sự kiện lớn cần chi tiêu nhiều thứ.
b) Người thường xuyên lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ luôn chủ động về tài chính.
c) Chỉ những người có khó khăn về tài chính mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
d) Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu, chi.
2. Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 8 KNTT
I. Trắc nghiệm
1-C |
2-B |
3-D |
4-A |
5-C |
6-C |
7-C |
8-D |
9-B |
10-A |
11-A |
12-B |
13-C |
14-B |
15-A |
16-C |
17-C |
18-A |
19-C |
20-A |
II. Tự luận
Câu 1
- Tình huống A) Bạn B nên tìm người có trách nhiệm (công an, tổ trưởng tổ dân phố,..) để báo cho họ biết và can thiệp, giúp em bé thoát khỏi tình trạng này.
- Tình huống B) Bạn C nên tìm cách nói với bố về điều này. Nếu bố không tin, C có thể nhờ sự can thiệp của người lớn có trách nhiệm. C nên tìm cách lưu lại những rin bằng chứng để có căn cứ cho bố tin vào điều C nói. C cũng có thể nói n thẳng với mẹ kế là mình sẽ báo người lớn về hành vi đối xử không tốt của mẹ kế.
Câu 2
- Ý kiến a) Không đồng tình, vì: cần lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu thường xuyên, không phải chỉ cần khi có sự kiện lớn.
- Ý kiến b) Đồng tình, vì: mọi khoản thu, chi đều được thực hiện theo kế hoạch giúp uốn nắm chắc được tình hình thu, chi nên sẽ chủ động về tài chính.
- Ý kiến c) Không đồng tình, vì: bất cứ ai cũng cần lập kế hoạch chi tiêu để làm chủ về tài chính.
- Ý kiến d) Không đồng tình, vì: lập kế hoạch chi tiêu không chỉ thực hiện mục tiêu cân đối thu, chi mà còn có thể thực hiện mục tiêu tiết kiệm,...
...............
Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới, các bạn học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được các dạng bài thường có trong đề thi. Mời các bạn tham khảo các đề thi giữa kì 2 lớp 8 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.