Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Phổ Khánh, Quảng Ngãi năm học 2016 - 2017. Đề thi được ra theo hình thức 40% trắc nghiệm với 8 câu hỏi và 60% tự luận với 3 câu hỏi, thời gian để các bạn hoàn thiện bài thi là 45 phút. Với tài liệu này thư viện đề thi TimDapAnhi vọng rằng các em học sinh sẽ ôn tập hiệu quả và đạt được kết quả cao.

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Biên Giới, Tây Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Nguyễn Thái Bình, Bà Rịa Vũng Tàu năm học 2015 - 2016

Mời làm: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Phổ Khánh, Quảng Ngãi năm học 2016 - 2017 Online

TRƯỜNG THCS PHỔ KHÁNH ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: SINH HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 45 phút

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Em hãy chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng rồi ghi vào phần bài làm.

Câu 1) Nhóm sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật hằng nhiệt?

A. Con dơi, cú mèo, con chuồn chuồn.
B. Chuột, ếch, ba ba
C. Cá sấu, lợn, gà chọi
D. Chim sẻ, mèo, chim chích chòe, báo

Câu 2) Giống lợn Ỉ Móng Cái có những tính trạng nổi bật nào sau đây?

A. Dễ nuôi, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon.
B. Dễ nuôi, tầm vóc to.
C. Tăng trọng nhanh, thịt nhiều nạc.
D. Tăng trọng nhanh, chân cao.

Câu 3) Giới hạn sinh thái là gì?

A. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
B. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo sinh vật sinh trưởng và phát triển.
C. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
D. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.

Câu 4) Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là gì?

A. Sự bất biến của quần xã
B. Sự cân bằng sinh học trong quần xã
C. Sự giảm sút của quần xã
D. Sự phát triển của quần xã

Câu 5) Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?

A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.
B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.
C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.
D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.

Câu 6) Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh?

A. Địa y bám trên cành cây.
B. Giun đũa sống trong ruột người.
C. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu.
D. Cây nấp ấm bắt côn trùng.

Câu 7) Ở thực vật để duy trì ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp nào?

A. Cho F1 lai với bố mẹ
B. Cho F1 tự thụ phấn
C. Nhân giống vô tính
D. Sử dụng con lai F1 làm giống.

Câu 8) Trong điều kiện nguồn thức ăn bị cạn kiệt, các sinh vật khác loài sẽ xảy ra mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ cộng sinh B. Quan hệ hội sinh
C. Quan hệ nửa kí sinh D. Quan hệ cạnh tranh

PHẦN II – TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày các thao tác lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu.

Câu 2: (2,0 điểm) Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, hổ chim ăn sâu, sâu hại thực vật, vi sinh vật.

a. Xây dựng 4 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?

b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên?

Câu 3: (2,0 điểm) Trình bày mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài. Mỗi quan hệ lấy 2 ví dụ minh họa.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH 9

Phần I – Trắc nghiệm

Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

A

A

B

B

C

C

D

Phần II - Tự luận

Câu 1

  • Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ.
  • Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ
    • Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị.
    • Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài.
    • Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng.
  • Bước 3: Thụ phấn
    • Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị đực.
    • Bao bông lúa đã được lai bằng giấy kính mờ và buộc thẻ có ghi ngày tháng.

Câu 2

Mỗi chuỗi thức ăn đúng cho 0,25 điểm

1. Cỏ -> thỏ -> vi sinh vật

2. Cỏ -> thỏ -> hổ -> vi sinh vật.

3. Cỏ -> dê -> vi sinh vật.

4. Cỏ -> dê -> hổ -> vi sinh vật.

(Học sinh có thể xây dựng chuỗi khác- đúng vẫn cho điểm)

- Lưới thức ăn:

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Sinh lớp 9

Câu 3: Giữa các sinh vật cùng loài có thể có các quan hệ sau

  • Quan hệ hỗ trợ: các cá thể trong quần thể hỗ trợ bắt mồi, chống kẻ thù, chống lại điều kiện bất lợi của môi trường ...

Ví dụ: Cây liền rễ dưới lòng đất, chim di cư thành đàn.

  • Quan hệ cạnh tranh: khi điều kiện sống bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở...) hoặc vào mùa sinh sản ... xảy ra sự cạnh tranh giữa các sinh vật cùng loài.

Ví dụ: Hiện tượng tự tỉa cành tự nhiên của một rừng cây, cá mập ăn chính con của mình.

(HS có thể cho ví dụ khác, nếu đúng vẫn cho điểm)

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!