Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11

Với mong muốn giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo thư viện đề thi TimDapAngiới thiệu: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 – 2017. Qua đề thi này các bạn sẽ làm quen với dạng đề, rèn luyện và nâng cao trình độ khi giải các bài tập khó môn Hóa học. Chúc các bạn thi tốt!

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ II
MÔN: HÓA HỌC 11
Năm học: 2016 – 2017
Ngày thi: 16/03/2017
Thời gian làm bài: 50 phút
(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Một hidrocacbon X đốt cháy cho ra số mol CO2 = số mol H2O. Vậy X có thể là:

A. Ankin. B. Ankan. C. Ankađien. D. Anken.

Câu 2: Để phân biệt C2H2, C2H4, C2H6 ta dùng các thuốc thử?

A. Dung dịch Br2, dd KMnO4.
B. Dung dịch Br2, quỳ tím.
C. Dung dịch AgNO3/NH3, dd Br2.
D. Dung dịch AgNO3/NH3, quỳ tím.

Câu 3: Biết 22,4 gam anken X tác dụng vừa đủ với 8,96 lít H2 (Ni, t0C) (đktc). Hiđrat hóa X chỉ thu được một ancol duy nhất. X có tên là:

A. hex-2-en. B. etilen.
C. but-2-en. D. propen.

Câu 4: Các ankan không tham gia

A. Phản ứng tách. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng thế. D. Phản ứng cháy.

Câu 5: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2

A. But-1-in. B. Butađien.
C. Butan. D. But-1-en.

Câu 6: Hỗn hợp A gồm 3 chất X, Y, Z là 3 hiđrocacbon mạch hở có cùng CTĐGN (theo thứ tự tăng dần về số nguyên tử cacbon), trong đó C chiếm 92,31% về khối lượng. Khi đốt cháy 0,01 mol chất Z thu được không quá 2,75 gam CO2. Cho 3,12 gam hỗn hợp A (có số mol các chất bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 13,82. B. 11,68.
C. 15,96. D. 7,98.

Câu 7: Một hỗn hợp gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Cho hỗn hợp đó qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng brom phản ứng là 64 gam. Phần % về thể tích etilen trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 65,66%. B. 66%.
C. 66,67%. D. 68,30%.

Câu 8: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen:

A. Al4C3. B. CaC2.
C. CH4. D. Ag2C2.

Câu 9: Crackinh 5,8 gam butan trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp X gồm 5 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn hoàn lượng X trên thu được V(lít) CO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24. B. 6,72.
C. 4,48. D. 8,96.

Câu 10: Ankin X có phần trăm khối lượng C là 90,00%. Công thức phân tử của X là:

A. C2H2. B. C3H4.
C. C5H10. D. C4H6.

Câu 11: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:

A. 37,20 g. B. 37,92 g.
C. 40,80 g. D. 33,60 g.

Câu 12: Chất CH3-CH(CH3)-C=CH2 có tên gọi quốc tế là:

A. 2 –metylbut-1-en. B. 3-metylbut-3-en.
C. 3-metylbut-1-en. D. 2-metylbut-3-en.

Câu 13: Cho 0,52 gam axetilen tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa màu vàng. Giá trị m là:

A. 10,4 gam. B. 24 gam.
C. 0,48 gam. D. 4,8 gam.

Câu 14: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 với xúc tác Ni đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp Y (có tỉ khối so với hiđrô bằng 8). Đốt cháy hoàn toàn cùng lượng hỗn hợp X trên, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 20 gam. B. 40 gam.
C. 30 gam. D. 50 gam.

Câu 15: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 4,6875. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là:

A. 50%. B. 40%.
C. 20%. D. 25%.

Câu 16: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 55,039%. Công thức phân tử của X là

A. C3H4. B. C3H6.
C. C2H4. D. C4H8.

Câu 17: Số đồng phân ankin của C4H6 là:

A. 4. B. 3.
C. 1. D. 2.

Câu 18: Dẫn propin vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì:

A. xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. xuất hiện kết tủa màu vàng.
C. dung dịch mất màu.
D. xuất hiện kết tủa vàng và có khí thoát ra.

Câu 19: Phản ứng thủy phân canxi cacbua dùng để điều chế chất khí (X) trong phòng thí nghiệm. Vậy X là:

A. Etan. B. Etilen.
C. Metan. D. Axetilen.

Câu 20: Trùng hợp etilen thu được P.E có phân tử khối trung bình bằng 56000 đvC. Số mắt xích trung bình của PE là:

A. 20000. B. 15000.
C. 1500. D. 2000.

Câu 21: Chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường:

A. C2H4. B. C3H8.
C. CH4. D. C5H12.

Câu 22: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan.

A. CH4, C2H6, C4H10, C5H12.
B. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.
C. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.
D. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.

Câu 23: Propen không tác dụng với chất nào sau đây:

A. dd AgNO3/NH3. B. H2O (H+, t0C).
C. H2 (Ni, t0C). D. dung dịch Br2

Câu 24: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây?

A. dd brom dư. B. dd KMnO4 dư.
C. dd AgNO3/NH3 dư. D. Các cách trên đều đúng.

Câu 25: Cho 3 hidrocacbon sau:

(1) CH3-CH2-CH=CH-CH2-CH3

(2) CH3-C(CH3)=CH-CH2-CH3

(3) CH3CH2C(CH3)=CH-CH2CH3

Hidrocacbon nào có đồng phân hình học:

A. 1, 2. B. 1, 3 C. 2, 3. D. 1, 2, 3.

Câu 26: Chỉ dùng dung dịch AgNO3/NH3 có thể phân biệt được hai chất nào sau đây:

A. Axetilen và propin. B. Propin và but-2-in.
C. Etan và etilen. D. Propan và propen.

Câu 27: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,3 mol chất X, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là:

A. 60. B. 40. C. 20. D. 30.

Câu 28: Cho isobutan tác dụng với Cl2 (chiếu sáng, tỉ lệ mol 1:1) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm thế monoclo:

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm C2H6, C2H4 và C2H2. Lấy 11,4 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của C2H2 có trong X là:

A. 50%. B. 40%. C. 25%. D. 20%.

Câu 30: Etilen là tên gọi thông thường của chất nào?

A. CH≡CH. B. CH3-C≡CH.
C. CH3-CH3. D. CH2=CH2.

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp thu được 0,24 mol CO2 và 0,14 mol H2O. Công thức phân tử 2 ankin là:

A. CH4 và C2H6. B. C2H4 và C3H6
C. C2H2 và C3H4. D. C3H4 và C4H6.

Câu 32: Chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ:

A. CH3COOH. B. (NH4)2CO3.
C. C4H8. D. CH4.

Câu 33: Đốt cháy hỗn hợp gồm 3 anken thu được 4,4 g CO2. Nếu dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong thì khối lượng bình sẽ tăng thêm là:

A. 6,2 gam. B. 4,8 gam.
C. 5,2 gam. D. 4,4 gam.

Câu 34: Công thức chung của ankin là:

A. CnH2n + 2 (n ≥ 2). B. CnH2n - 2 (n ≥ 3).
C. CnH2n (n ≥ 2) D. CnH2n - 2 (n ≥ 2).

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ankan X thu được 0,3 mol khí CO2. Công thức phân tử X là:

A. C3H8. B. C3H4.
C. C2H6. D. C3H6.

Câu 36: Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp Y (không chứa H2). Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Công thức phân tử của X là:

A. C2H2 B. C3H4.
C. C4H6. D. C5H8.

Câu 37: Cho 8,4 gam một anken X phản ứng vừa đủ với dung dịch brom thu được 24,4 gam sản phẩm cộng. CTPT của X là:

A. C3H6. B. C6H12. C. C5H10. D. C4H8.

Câu 38: Cao su buna được điều chế bằng phản ứng trùng hợp từ monome nào sau đây:

A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH2=CH-CH2-CH3.
C. CH3-CH2-CH2-CH3. D. CH3CH=CHCH3.

Câu 39: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?

A. CH3COONa (rắn) + NaOH (rắn) \overset{t^{\circ } CaO }{\rightarrow} Na2CO3 + CH4 

B. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  NaHSO4 + HCl 

C. C2H5OH \overset{H_{2} SO_{4} đ,t^{\circ } }{\rightarrow} C2H4 + H2

D. NH4Cl + NaOH \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} NaCl + NH3 + H2O

Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C3H8, C4H6, C5H10 và C6H6 thu được 7,92g CO2 và 2,7g H2O. Giá trị của m là:

A. 2,46g. B. 2,67g. C. 2,31g. D. 2,82g.

Cho biết NTK của C = 12; O = 16; H = 1; N = 14, Cl = 35,5; Br = 80, I = 127; Na = 23; K = 39; Ag = 108; Ca = 40; Ba = 137

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11

1. D

2. C

3. C

4. B

5. C

6. A

7. C

8. A

9. D

10. B

11. B

12. C

13. D

14. B

15. B

16. C

17. D

18. B

19. D

20. D

21. D

22. A

23. A

24. C

25. B

26. B

27. A

28. A

29. C

30. D

31. C

32. B

33. A

34. D

35. A

36. D

37. B

38. A

39. C

40. A

.....................................

Trên đây Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình ôn luyện chuẩn bị tốt cho bài đánh giá năng lực giữa kì 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, TimDapAnmời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất. 

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!