Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm học 2022 - 2023. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Tên khoa học của sâu tơ hại rau là:

A. Plutella xylostella

B. Nilaparvata lugens

C. Spodoptera frugiperda

D. Bactrocera dorsalis

Câu 2. Tên khoa học của sâu keo mùa thu là:

A. Plutella xylostella

B. Nilaparvata lugens

C. Spodoptera frugiperda

D. Bactrocera dorsalis

Câu 3. Loại sâu hại nào thuộc họ Ngài rau?

A. Sâu tơ hại rau

B. Rầy nâu hại lúa

C. Sâu keo mùa thu

D. Ruồi đục quả

Câu 4. Loại sâu hại nào thuộc họ Ruồi đục quả?

A. Sâu tơ hại rau

B. Rầy nâu hại lúa

C. Sâu keo mùa thu

D. Ruồi đục quả

Câu 5. Tác nhân gây bệnh thán thư là gì?

A. Do nấm Colletotrichum gây ra

B. Do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra

C. Do nấm Pyricularia oryzae gây ra

D. Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra

Câu 6. Tác nhân gây bệnh đạo ôn hại lúa là gì?

A. Do nấm Colletotrichum gây ra

B. Do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra

C. Do nấm Pyricularia oryzae gây ra

D. Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra

Câu 7. Hình ảnh sau đây cho thấy cây bị bệnh gì?

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm học 2022 - 2023

A. Bệnh thán thư

B. Bệnh vàng lá greening

C. Bệnh đạo ôn hại lúa

D. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Câu 8. Hình ảnh sau đây cho thấy cây bị bệnh gì?

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm học 2022 - 2023

A. Bệnh thán thư

B. Bệnh vàng lá greening

C. Bệnh đạo ôn hại lúa

D. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Câu 9. Chương trình đề cập đến mấy ứng dụng của công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu là:

A. Là sản phẩm có chứa vi khuẩn có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng, làm sâu bị yếu, hoạt động chậm và chết.

B. Là sản phẩm có chứa các virus gây bệnh cho sâu, làm chúng bị yếu, hoạt động chậm và chết.

C. Là sản phẩm chứa một số loài nấm có khả năng gây bệnh cho sâu, làm sâu non yếu, hoạt động chậm và chết.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Chế phẩm nấm trừ sâu là:

A. Là sản phẩm có chứa vi khuẩn có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng, làm sâu bị yếu, hoạt động chậm và chết.

B. Là sản phẩm có chứa các virus gây bệnh cho sâu, làm chúng bị yếu, hoạt động chậm và chết.

C. Là sản phẩm chứa một số loài nấm có khả năng gây bệnh cho sâu, làm sâu non yếu, hoạt động chậm và chết.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12. Chế phẩm virus trừ sâu là:

A. Là sản phẩm có chứa vi khuẩn có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng, làm sâu bị yếu, hoạt động chậm và chết.

B. Là sản phẩm có chứa các virus gây bệnh cho sâu, làm chúng bị yếu, hoạt động chậm và chết.

C. Là sản phẩm chứa một số loài nấm có khả năng gây bệnh cho sâu, làm sâu non yếu, hoạt động chậm và chết.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13. Đâu là việc ứng dụng cơ giới hóa trong làm đất?

A. Máy làm đất trồng lúa

B. Máy cấy lúa

C. Máy bón phân đĩa

D. Máy thu hoạch ngô

Câu 14. Đâu là việc ứng dụng cơ giới hóa trong gieo trồng?

A. Máy làm đất trồng lúa

B. Máy cấy lúa

C. Máy bón phân đĩa

D. Máy thu hoạch ngô

Câu 15. Đâu là việc ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt?

A. Máy làm đất trồng lúa

B. Máy cấy lúa

C. Máy bón phân đĩa

D. Máy thu hoạch ngô

Câu 16. Có cách bón phân nào?

A. Theo hốc

B. Theo hàng

C. Bón rải

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Phương pháp bảo quản bằng kho silo là:

A. Bảo quản với số lượng lớn, thường sử dụng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng hạt.

B. Dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.

C. Chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch

D. Loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau quả.

Câu 18. Phương pháp bảo quản bằng chiếu xạ là:

A. Bảo quản với số lượng lớn, thường sử dụng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng hạt.

B. Dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.

C. Chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch

D. Loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau quả.

Câu 19. Phương pháp bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh là:

A. Bảo quản với số lượng lớn, thường sử dụng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng hạt.

B. Dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.

C. Sử dụng chùm plaasma hướng vào bề mặt cần xử lí nhằm diệt nấm, vi sinh vật trên bề mặt mà không làm thay đổi cấu trúc và thành phần bên trong sản phẩm trồng trọt.

D. Loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau quả.

Câu 20. Nhược điểm của phương pháp bảo quản bằng kho silo?

A. Bảo quản số lượng nhỏ

B. Chi phí đầu tư cao

C. Chi phí lao động cao

D. Tốn diện tích mặt bằng

Câu 21. Ưu điểm phương pháp bảo quản trong kho lạnh:

A. Thời gian bảo quản lâu

B. Giữ chất lượng sản phẩm

C. Nâng cao giá trị sản phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22. Sản phẩm trồng trọt được chiếu xạ bằng:

A. Tia gamma

B. Tia X

C. Dòng electron

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23. Nhược điểm phương pháp bảo quản chiếu xạ:

A. Không tiêu diệt hoàn toàn các loại vi sinh vật, virus

B. Xử lí số lượng nhỏ sản phẩm

C. Nguồn thực phẩm không an toàn

D. Không có tác dụng trong ngăn chặn lây lan dịch bệnh.

Câu 24. Hình ảnh nào sau đây là phương pháp bảo quản kho lạnh?

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm học 2022 - 2023

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm học 2022 - 2023

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm học 2022 - 2023

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm học 2022 - 2023

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Địa phương em có biện pháp phòng trừ bệnh thán thư như thế nào? Ý nghĩa của các biện pháp đó?

Câu 2 (2 điểm). Trình bày nguyên nhân tổn thất sản phẩm trồng trọt?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10

II. Tự luận

Câu 1.

* Các biện pháp: (1đ)

- Vệ sinh đồng ruộng

- Thoát nước nhanh sau mưa

- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK

- Phun thuốc kịp thời khi cây bị bệnh

* Ý nghĩa các biện pháp: (1đ)

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cành, lá già, lá bệnh, bọc quả sau khi quả hình thành: hạn chế việc phát sinh và lây lan của nấm bệnh.

- Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn: hạn chế việc phát sinh và lây lan của nấm bệnh.

- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK: đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây.

- Khi cây bị bệnh cần phun thuốc kịp thời và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất: nhằm tiêu diệt bệnh hại.

Câu 2.

Một số nguyên nhân dẫn đến tổn thất sản phẩm trồng trọt:

+ Thu hoạch không đúng thời điểm: sản phẩm quá chín hoặc quá xanh

+ Trong quá trình thu hoạch không cẩn trọng làm tổn thất sản phẩm trồng trọt

+ Bảo quản không đúng cách dẫn đến mối mọt hoặc hỏng nông sản

+ Điều kiện đóng gói, vận chuyển và công nghệ chế biến sau thu hoạch còn hạn chế đã gây tổn thất cho nông sản...

Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm học 2022 - 2023. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài tài liệu Đề thi giữa học kì 2 lớp 10...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!