Đề thi giữa kì 2 môn GDCD lớp 12

TimDapAnxin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn GDCD năm 2018 - 2019 trường THPT Ngô Quyền - Hải Phòng. Nội dung tài liệu gồm 32 câu hỏi trắc nghiệm, 1 câu hỏi bài tập, thời gian làm bài 45 phút. Mời các bạn tham khảo.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (8 ĐIỂM)

Câu 1: T có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, H tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của T trên Email. Hành vi này xâm phạm:

A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. quyền tự do dân chủ của công dân.

C. quyền tự do ngôn luận của công dân

D. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín của công dân.

Câu 2: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.

Câu 3: Công an chỉ được bắt người trong trường hợp

A. có quyết định của Tòa án nhân dân các cấp.

B. có yêu cầu của Hội đồng nhân dân các cấp.

C. có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động

D. có yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ?

A. Viết bài thể hiện những nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người.

B. Gửi Clip và tin cho chuyên mục “ống kính khán giả” Truyền hình VTC 14.

C. Tự tập trung đông người để nói tất cả những gì mình muốn chia sẻ.

D. Ngăn không cho người khác phát biểu khi thấy ý kiến đó trái với mình.

Câu 5: Những người được tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là

A. Mọi công dân Việt Nam không vi phạm pháp luật.

B. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.

C. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.

D. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật..

Câu 6: Khẳng định nào dưới đây là đúng với quyền bầu cử của công dân?

A. Những người đủ 19 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.

B. Những người đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử

C. Những người đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử.

D. Những người đủ 18 tuổi, trở lên, trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử.

Câu 7: Trong trường hợp bị một người hung hăng, liên tục nhắn tin đe dọa giết, em sẽ chọn cách nào phù hợp nhất dưới đây để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình?

A. Tìm cách lẩn trốn để bảo tồn tính mạng.

B. Nhờ người thân đến đánh người đó trước để họ sợ.

C. Báo cho bạn bè biết để cùng đối phó.

D. Trình báo và nhờ cơ quan công an bảo vệ.

Câu 8: Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

B. Quyền ứng cử của công dân

C. Quyền bầu cử của công dân.

D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 9: Mỗi lần biết M nói chuyện qua điện thoại với bạn trai, K lại tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này xâm phạm

A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về điện thoại của công dân

C. quyền được, đảm bảo an toàn và bí mật về điện tín của công dân.

D. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Tự do ngôn luận là việc công dân được phát biểu ở bất cứ nơi đâu mà mình muốn

B. Tự do ngôn luận là việc công dân được tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến.

C. Tự do ngôn luận không phải là vô hạn mà được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

D. Tự do ngôn luận là việc công dân được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.

Câu 11: Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác, là xâm phạm quyền nào sau đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B. Quyền tự do tuyệt đối của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

D. Quyền bí mật đời tư của công dân.

Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Ai cũng được khám nhà người khác nếu có chứng cứ người đó phạm tội.

B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền khám nhà người phạm tội.

C. Công an được vào khám nhà của công dân khi có lệnh của Tòa án

D. Thủ trưởng cơ quan được quyền khám nhà của nhân viên

Câu 13: Trên một đoạn đường có người đi lại, V bị hai thanh niên trêu ghẹo: V phản đối thì bị họ lăng mạ và đánh. V cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?

A. Im lặng để chờ người qua đường giúp đỡ!

B. Giả vờ xin lỗi họ để được đi tiếp.

C. Mắng và đánh lại những thanh niên đó.

D. Kêu lên để người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo đến cơ quan công an.

Câu 14: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc

A. Gián tiếp, tự nguyện, bình đẳng, tự do.

B. Tự nguyện, bình đẳng, tự do, dân chủ

C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín

D. Trực tiếp, dân chủ, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 15: Giả mạo facebook của người khác để đăng những tin không đúng sự thật về họ là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

B. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.

C. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

D. Quyền sở hữu của công dân.

Câu 16: Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông H và ông X định vào một nhà vắng chủ gần đấy để khám xét. Nếu là cháu của hai ông, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Nói với hai ông hãy chờ chủ nhà về cho phép vào khám xét.

B. Nói với hai ông hãy dừng lại vì các ông không có quyền bắt trộm.

C. Cùng hai ông vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.

D. Nói với hai ông không được vi phạm quyền về chỗ ở của người khác và đến trình báo với cơ quan công an.

Câu 17: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp

A. đang đi lao động ở tỉnh A

B. đang trong trại an dưỡng của tỉnh

C. đang đi công tác ở tỉnh B.

D. phạm tội quả tang

Câu 18: Chia tay sau một thời gian yêu nhau, anh Đ gửi nhiều tin nhắn xúc phạm chị B và tung tin bịa đặt xấu về chị. Việc này khiến chị rất đau khổ và không dám nhìn mặt ai. Em chọn cách ứng xử nào dưới đây để giúp chị?

A. Khuyên chị cùng một số người bạn đến vạch trần bộ mặt thật của kẻ đó.

B. Khuyên chị bình tĩnh, không cần để tâm đến kẻ xấu đó.

C. Khuyên chị thu thập chứng cứ, trình báo sự việc với cơ quan công an

D. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh.

Câu 19: Nội dung nào sau đây sai với quy định của pháp luật về quyền bắt người của công dân ?

A. Công dân được bắt người đang bị truy nã.

B. Công dân được bắt người đang thực hiện tội phạm.

C. Công dân được bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội nghiêm trọng.

D. Công dân được bắt người đã thực hiện nội dung và đang bị đuổi bắt.

Câu 20: Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử) đều được tham gia bầu cử, thể hiện nguyên tắc

A. trực tiếp

B. phổ thông

C. bỏ phiếu kín.

D. bình đẳng.

Câu 21: Quyền bầu cử và ứng cử là

A. quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

B. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực dân sự.

C. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội.

D. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.

Câu 22: Hành vi nào dưới đây, không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Khám phá người khác vì nghi ngờ người đó trộm đồ của mình.

B. Tự ý vào phòng người khác khi họ đi vắng.

C. Sang nhà hàng xóm để kiểm tra đường dây điện khi không có ai ở nhà.

D. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát.

Câu 23: Việc cử tri không tự viết được phiếu bầu phải nhờ người viết hộ, người viết hộ phải đảm bảo bí mật phiếu bầu. Sau đó cử tri phải tự mình bỏ phiếu, thể hiện nguyên tắc

A. phổ thông

B. trực tiếp

C. bình đẳng

D. bỏ phiếu kín.

Câu 24: Trường hợp tự tiện bắt và giam, giữ người xâm phạm quyền nào dưới đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân .

Câu 25: Anh D phát hiện bị mất điện thoại di động, nghĩ rằng thanh niên đứng sau lấy trộm, anh đã áp tải người đó về nhà để truy hỏi suốt một ngày. Hành vi này đã xâm phạm

A. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân.

B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

Câu 26: Dù chị H đã phản đối, bà X thỉnh thoảng lại tự vào phòng khi chị H đi vắng với lí do bà là chủ cho thuê nên có quyền như vậy để kiểm tra. Em chọn cách giải quyết, nào phù hợp nhất sau đây?

A. Khuyên chị H trình báo sự việc với cơ quan công an để xử lí, sau đó đi thuê nhà khác.

B. Khuyên chị H thay khóa không cho bà X vào nữa..

C. Khuyên chị H nhờ người thân đến giải quyết.

D. Khuyên chị H chấp nhận vì bà X là chủ ngôi nhà.

Câu 27: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới dây?

A. Quyền của mọi công dân

B. Quyền của cán bộ, công chức nhà nước

C. Quyền của công dân từ đủ 18 tuồi trở lên.

D. Quyền của công dân từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 28: Những ai được thực hiện quyền tố cáo?

A. Những người không vi phạm pháp luật.

B. Mọi công dân

C. Những công dân đủ 18 tuổi trở lên.

D. Mọi cá nhân, tổ chức.

Câu 29: Việc làm nào sau đây thực hiện quyền tham gỉa quản lí nhà nước, qụản lí xã hội của công dân?

A. Tham gia lao động công ích ở địa phương,

B. Kiến nghị với ủy ban nhận dân xã về xây dựng đường liên thôn.

C. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại địa phương

D. Tuyền truyền phòng chống dịch bệnh ở khu dân cư.

Câu 30: Người giải quyết khiếu nại lần hai là

A. người tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai.

B. người đứng đẩu cơ quan hành, chính cấp trên trực tiếp của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu.

C. tất cả những người trong cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai.

D. người trực tiếp gửi quyết định hành chính, bị khiếu nại lần haỉ.

Câu 31: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân được thực hiện bằng việc làm nào sau đây?

A. Tham gia lao động công ích ở địa phương.

B. Tham gia giám sát, kiểm tra dự án xây dựng nhà văn hóa xã.

C. Tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội tại nhà trường

D. Tuyên truyền chính sách của Nhà nước ở cộng đồng dân cư.

Câu 32: Mỗi công dân được góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước thông qua quyền nào dưới đây?

A. Quyền bình đẳng của công dân

B. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.

C. Quyền tự do của công dân.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

PHẦN II. TỰ LUẬN (2 ĐIỂM)

Câu hỏi: Hãy trình bày hiểu biết của em về quyền khiếu nại, tố cáo? Liên hệ thực tế bản thân?

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn GDCD năm 2018 - 2019 trường THPT Ngô Quyền - Hải Phòng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!