Đề KSCL Sinh học 11 năm 2018 - 2019

TimDapAnmời các bạn học sinh tham khảo Đề KSCL Sinh học 11 năm 2018 - 2019 trường THPT Trần Hưng Đạo - Vĩnh Phúc lần 1. Tài liệu gồm 32 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 45 phút, đề thi có đáp án. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển Toán 11 năm 2018 - 2019 trường THPT Hậu Lộc 4 -Thanh Hóa

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 11 năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Hòa - Hà Nội

Đề KSCL Hóa học 11 năm 2018 - 2019 trường THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc lần 1

Đề KSCL Sinh học 11 năm 2018 - 2019 trường THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc lần 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN THI: SINH HỌC 11

Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề

(32 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Câu 1: Một học sinh đã chỉ ra các hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết
cho cây như sau:

1. Gây độc hại đối với cây.

2. Gây ô nhiễm môi trường.

3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.

4. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

Tổ hợp ý đúng là

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 2, 3.

C. 1, 2.

D. 1, 2, 4.

Câu 2: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào

A. chênh lệch nồng độ ion

B. cung cấp năng lượng

C. hoạt động thẩm thấu

D. hoạt động trao đổi chất

Câu 3: Cây trồng hấp thụ nitơ dưới dạng:

A. NH4+, NO3-.

B. N2, NO3-.

C. N2, NH3+.

D. NO2-, NO3-.

Câu 4: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là

A. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

B. Các ion khoáng là độc hại đối với cây.

C. Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.

D. Thế năng nước của đất là quá thấp.

Câu 5: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây?

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

Phương án trả lời đúng là:

A. 1, 2, 4

B. 2, 3, 4

C. 1, 2, 3

D. 1, 3, 4

Câu 6: Ở rễ thực vật, tế bào lông hút có đặc điểm là

A. thành tế bào dày, thấm cutin.

B. thành tế bào mỏng, không thấm cutin.

C. thành tế bào mỏng, thấm cutin.

D. thành tế bào dày, không thấm cutin

Câu 7: Khí khổng mở khi:

A. Tế bào no nước, thành mỏng hết căng nước và thành dày duỗi thẳng.

B. Tế bào mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng

C. Tế bào no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng.

D. Tế bào mất nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng.

Câu 8: Ở thực vật, con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm

A. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

B. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

C. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

Câu 9: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân cho cây trồng là

A. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

B. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa.

C. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.

D. căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây.

Câu 10: Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất từ dạng NH4+ thành dạng NO3- nhờ hoạt động của nhóm vi sinh vật nào?

A. Vi khuẩn amôn hóa.

B. Vi khuẩn nitrat hóa.

C. Vi khuẩn nitrit hóa.

D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

Câu 11: Emzim tham gia vào quá trình cố định ni tơ là

A. Nitrogennaza

B. ligaza

C. amilaza

D. Xenlulaza

Câu 12: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?

A. Con đường gian bào và màng tế bào.

B. Con đường gian bào và tế bào chất.

C. Con đường gian bào và tế bào biểu bì.

D. Con đường gian bào và tế bào nội bì.

Câu 13: Nitơ trong đất được chuyển hóa nhờ nhóm vi sinh vật nào?

A. Vi khuẩn amon hóa, vi khuẩn nitrat hóa

B. Vi khuẩn Azotobacter, nấm mốc

C. Vi khuẩn amon hóa, vi khuẩn sống kí sinh.

D. Vi khuẩn lactic, nấm men

Câu 14: Vai trò của sắt đối với thực vật là:

A. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim.

B. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước)

C. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốtpholipit, côenzim; cần cho sự nở hoà, đậu quả, phát triển rễ.

D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.

Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh?

A. Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường

B. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật

C. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc.

D. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục, ATP,

Câu 16: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Khi môi trường đất quá ưu trương, quá chua hay thiếu oxi thì số lượng lông hút tăng.

B. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút chủ yếu theo cơ chế chủ động.

C. Khi cây ngập úng số lượng tế bào lông hút tăng lên giúp cây hút khoáng tốt

D. Khi chuyển cây từ vùng đồng bằng ra trồng ở vùng đất ngập mặn cây sẽ sinh trưởng chậm hoặc chết.

Câu 17: Trong các yếu tố sau đây, có bao nhiêu yếu tố là động lực của dòng mạch gỗ?

(1) Lực đẩy do áp suất rễ.

(2) Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

(3) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

(4) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 18: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào?

A. Khuếch tán.

B. Thụ động.

C. Thụ động và chủ động.

D. Chủ động.

Câu 19: Vai trò của kali đối với thực vật là

A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

B. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

C. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.

D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Câu 20: Nhóm các nguyên tố đa lượng với cây trồng là

A. C;H;O;Mg; Zn.

B. C;H;O;N; Mo.

C. C;H;O;N;K.

D. C;H;O;P;Cu.

Câu 21: Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào

A. hàm lượng Kali

B. nhiệt độ

C. hàm lượng nước trong tế bào

D. gió

Câu 22: Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào?

1. Nước từ đất vào lông hút.

2. Nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.

3. Nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.

4. Nước từ mạch gỗ của cành lên lá.

Tổ hợp đúng là

A. 1.2.4

B. 1.3.4

C. 2.3.4

D. 1.2.3

Câu 23: Vi sinh vật nào có khả năng cố định nitơ trong khí quyển theo con đường sinh học?

A. Vi khuẩn amôn hóa.

B. Vi khuẩn lam.

C. Vi khuẩn nitrat hóa.

D. Vi khuẩn lactic.

Câu 24: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở những cây thân gỗ cao là

A. lực liên kết giữa các phân tử nước.

B. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

C. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).

D. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).

Câu 25: Thực vật hấp thụ phôtpho dưới dạng:

A. H2PO4 -,

B. H2PO4 -, PO43-

C. PO43-

D. H2PO4 -, PO4-

Câu 26: Khi nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

A. Hấp thụ bị động.

B. Thẩm thấu.

C. Hấp thụ chủ động.

D. Khuếch tán.

Câu 27: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng là vì lá cây

A. đã tạo ra sức hút nước trong cây.

B. đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước ở rễ liên tục.

C. thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá.

D. đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối.

Câu 28: Thành phần của dịch mạch gỗ chủ yếu gồm:

A. Nước và các ion khoáng.

B. Axit và hooc môn.

C. Saccarozơ và các axit amin.

D. Axitamin và vitamin.

Câu 29: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua

A. miền sinh trưởng

B. miền lông hút

C. miền chóp rễ

D. miền trưởng thành

Câu 30: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Tất cả các dạng nitơ trong đất đều có nguồn gốc từ xác động vật, thực vật bị phân huỷ.

B. Bón phân qua lá có thể áp dụng với tất cả các loại phân bón thông thường.

C. Trồng luân canh cây họ đậu với cây trồng khác góp phần cải tạo đất.

D. Bón phân một lần với liều lượng cao sẽ giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc.

Câu 31: Sự vận chuyển nước và muối khoáng theo con đường gian bào là:

A. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào.

B. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào.

C. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào

D. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào

Câu 32: Tế bào khí khổng phân bố chủ yếu ở

A. mặt trên của lá

B. trong lục lạp

C. bên trong lá

D. mặt dưới của lá

Đáp án Đề KSCL Sinh học 11 năm 2018 - 2019

CÂU SỐ

MÃ ĐỀ THI

132

209

357

485

1

D

B

A

B

2

A

D

D

A

3

A

C

C

D

4

D

A

D

A

5

C

C

A

B

6

B

C

B

A

7

C

B

C

C

8

B

A

D

C

9

A

B

A

C

10

B

A

C

D

11

A

B

C

A

12

B

A

A

A

13

A

B

A

B

14

A

C

B

D

15

A

C

A

C

16

D

D

C

A

17

D

D

D

A

18

C

D

A

D

19

A

D

D

D

20

C

B

D

A

21

C

D

C

C

22

D

A

A

A

23

B

A

B

B

24

D

B

B

C

25

B

C

B

B

26

C

A

C

B

27

C

C

B

C

28

A

D

C

D

29

B

D

A

D

30

C

A

D

B

31

B

A

D

D

32

D

C

B

C

----------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm