Bộ Đề kiểm tra học kì 1 lớp 8 môn Lịch sử năm học 2023 - 2024 có đầy đủ đáp án và bảng ma trận, bao gồm 6 đề thi Lịch sử và Địa lí 8 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

Lưu ý: Toàn bộ 6 đề thi, đáp án và bảng ma trận đều có trong file tải về. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

  • Bộ đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
  • Bộ đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức
  • Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều

I. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 CTST - Đề 1

1. Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

KHUNG MA TRẬN

PHÂN MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

KQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Lịch sử

1

CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

1. Cách mạng tư sản Anh

1TN

5%

2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

1TN

2

ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

2TN*

15%

2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á

1TL*

3

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

1. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

1TN

30%

2. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

1TN

3. Phong trào Tây Sơn

1TN

1TL

(a)*

1TL

(b)*

1TL

4. Kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII

1TN

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Phân môn Địa lý

1

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

1. Vị trí địa lí Việt Nam

1TN

5%

2. Phạm vi lãnh thổ

1TN

2

KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

1. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam

2TN*

15%

2. Xác định các hệ thống sông lớn trên bản đồ

1TL*

3. Phân tích vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt

1TN

30%

4. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp

1TN

5. Tác động của biến đổi khí hậu và thủy văn

1TN

1TL

(a)*

1TL

(b)*

6. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

1TN

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

100%

2. Đề thi Lịch sử Địa lí 8 học kì 1 Chân trời sáng tạo

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)

Hãy khoanh tròn một chữ cái A hoặc B, C, D trước phương án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Nêu nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ?

A. Thực dân Anh đặt ra thuế chè.

B. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức.

C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập

D. Nhân dân cảng Boxtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh chính phủ Anh phong tỏa cảng và điều quân chiếm đóng.

Câu 2. Trình bày sau cuộc cách mạng tư sản (thế kỉ XVII), nước Anh là nước

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa tư sản.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Cộng hòa liên bang.

Câu 3. Nêu đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã xâm lược những quốc gia nào ở Đông Nam Á?

A. Việt Nam, Sing-ga-po, Bru-nây

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

C. Mã Lai, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin

D. Mã Lai, Việt Nam, Lào, Phi-lip-pin

Câu 4. Quốc gia ở Đông Nam Á thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa của thực dân phương Tây là

A. Xiêm (Thái Lan).

B. Việt Nam.

C. Miến Điện (Mianma).

D. Sin-ga-po.

Câu 5. Người lập phủ Gia Định là

A. Nguyễn Hoàng.

B. Nguyễn Phúc Thuần.

C. Nguyễn Hữu Cảnh.

D. Nguyễn Kim.

Câu 6. Khẩu hiệu của khởi nghĩa Tây Sơn là

A. tiêu diệt dòng họ Nguyễn.

B. lấy thóc gạo trả về cho nông dân.

C. lấy của người giàu, chia cho người nghèo.

D. đoàn kết lại, chống họ Nguyễn.

Câu 7. Thành phố cảng lớn nhất ở Đàng trong từ thế kỷ XVI-XVIII là

A.Thanh Hà.

B. Hội An.

C. Gia Định.

D. Phố Hiến.

Câu 8. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài là

A. xóa bỏ quyền hành của họ Trịnh.

B. chính quyền Lê-Trịnh bị sụp đổ.

C. làm suy yếu chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện cho các chúa Nguyễn thống nhất đất nước.

D. thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, cường quyền và làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

Câu 9.Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á ?

A . Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương

B. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á

C. Nằm ở phía nam khu vực Đông Nam Á

D. Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo.

Câu 10. Cho biết các quốc gia tiếp giáp với phần đất liền của Việt Nam?

A.Trung Quốc, Lào

B.Lào, Campuchia

C.Trung Quốc, Lào, Campuchia

D.Lào, Campuchia, Thái Lan

Câu 11.Tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam thể hiện

A.số giờ nắng

B.nhiệt độ không khí trung bình năm

C.lượng mưa, nhiệt độ không khí trung bình năm.

D.nhiệt độ không khí trung bình năm, số giờ nắng

Câu 12. Khí hậu gió mùa có lượng mưa trung bình năm từ

A.500mm đến 1000mm

B.1000mm đến 1500mm

C.1500mm đến 2000mm

D.2000mm đến 2500mm

Câu 13. Giá trị quan trọng nhất của hồ, đầm đối với đời sống của con người là

A .phục vụ nhu cầu trong sinh hoạt, đảm bảo an ninh nguồn nước

B. phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản

C. phục vu giao thông và du lịch

D. điều tiết dòng chảy, du lịch

Câu 14. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp

A.tạo nên sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp trên cả nước

B.chỉ canh tác theo mùa

C.sản suất nông nghiệp được tiến hành quanh năm

D.sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có giá trị cao, sản xuất được quanh năm

Câu 15. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

A.nâng cao năng lực dự báo, giảm thiệt hại thiên tai, cắt giảm phát thải từ nhà kính

B.giảm thiệt hại thiên tai, cắt giảm phát thải từ nhà kính

C.tiết kiệm năng lượng, xử lí rác thải

D.bảo vệ cây xanh

Câu 16 . Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn thể hiện

A.lưu lượng nước và chế độ nước B.chế độ mưa

C.chế độ gió D.chế độ nhiệt

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 1.0 điểm). Khái quát những nét nổi bật về tình hình chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

Câu 2 (1.5 điểm). Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, em hãy:

a. Trình bày nguyên nhân thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn?

b. Nhận xét vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.

Câu 3 (0.5 điểm). Những bài học nào của phong trào Tây Sơn có thể áp dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?

Câu 4 (1.5 điểm). Trình bày được đặc điểm mạng lưới sông ngòi ở nước ta?

Câu 5 (1.5 điểm) Bằng sự hiểu biết của mình về địa lý, em hãy:

a. Mô tả tác động của biến đổi khí hậu và thủy văn đối với thời tiết trên cả nước?

b. Liên hệ thực tiễn hiện nay, cho biết tác hại của biến đổi khí hậu đối với khí hâu và thủy văn?

3. Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

A/- PHẦN TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm x 16 = 5,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

A

B

A

C

C

B

D

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

D

C

A

D

A

A

TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu

Trả lời

Điểm

1

- Hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc (trừ Xiêm)

0.5

- Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc

0.5

2

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

0.25

- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

0.25

b. Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:

Học sinh trình bày được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.

1.0

Gợi ý:

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước.

- Tiêu diệt tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh - Lê, tạo điều kiện thống nhất đất nước.

0.5

0.5

3

HS rút ra được 2 bài học của phong trào Tây Sơn có thể áp dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay

Gợi ý:

- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc

- Chăm lo đời sống nhân dân…

0.25

0.25

4

Đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta có 4 đặc điểm

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước

- Sông ngòi nước ta phần lớn chảy theo 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rõ rệt

- Sông ngòi nước ta có nhiều nước và lượng phù sa khá lớn

0.5

0.25

0.25

0.25

0.25

5

a) Tác động của biến đổi khí hâu vả thủy văn với thời tiết hiện nay

- Tăng hiện tượng cực đoan: mưa lớn, bão, giá rét…

- Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng trên phạm vi cả nước

- Số cơn bão tăng mạnh

- Thời tiết trở nên khắt nghiệt hơn

b) Tác hại của biến đổi khí hậu đối với khí hâụ và thủy văn

- Lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi; ngập úng ở đồng bằng gây thiệt hại về tính mạng và tài sản

- Là hs rèn luyện kỹ năng (bơi lọi, phòng điện giật khi mưa lũ); tham gia phong trào thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng và địa phương.

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

II. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 CTST - Đề 2

1. Đề thi Lịch sử Địa lí 8 học kì 1 Chân trời sáng tạo

I: PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất( mỗi ý đúng 0,25đ)

Câu 1. Khoáng sản là loại tài nguyên?

A. Tự phục hồi được.

B. Có giá trị vô tận.

C. Không phục hồi được.

D.Thường bị hao kiệt.

Câu 2. Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta có nhiều loại, phần lớn có trữ lượng?

A. Rất nhỏ.

B. Vừa và nhỏ.

C. Rất lớn.

D. Khá lớn.

Câu 3. Giai đoạn 1958 - 2018, nhiệt độ nước ta tăng thêm?

A. 0,980C.

B. 0,890C.

C. 0,790C.

D. 0,970C.

Câu 4. Trên phạm vi cả nước, trong một thập kỉ số ngày nắng nóng tăng từ?

A. 2 - 4 ngày.

B. 3 - 4 ngày.

C. 3 - 5 ngày.

D. 2 - 5 ngày.

Câu 5. Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ?

A. 4 - 10%.

B. 3 - 10%.

C. 6 - 11%.

D. 5 - 11%.

Câu 6. Vào mùa lũ, ở đồng bằng xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?

A.. Ngập lụt.

B. Lũ quét.

C. Động đất.

D. Hạn hán.

Câu 7. Vào mùa lũ, ở miền núi xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?

A. Hạn hán.

B. Ngập lụt.

C. .Lũ quét.

D. Động đất.

Câu 8. Biến đổi khí hậu tác động thế nào đến hồ, đầm và nước ngầm?

A. Nguồn nước ngầm hạ thấp, khả năng khô hạn lớn.

B. Mực nước các hồ đầm và nước ngầm xuống thấp.

C. Nhiều hồ, đầm đầy nước; nguồn nước ngầm nhiều.

D. Các hồ, đầm cạn nước không thể khôi phục được.

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Câu 1. Bộ sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư là tác phẩm của ai?

A. Lê Quý Đôn.

B. Dương Vân An.

C. Đỗ Bá.

D. Đào Duy Từ.

Câu 2. Những vùng nông nghiệp trù phú nhất Đại Việt trong các thế kỉ XVII - XVIII là lưu vực?

A. Sông Hồng và sông Đà.

B. Sông Gianh và sông Thu Bồn.

C. Sông Hồng và sông Thái Bình.

D. Sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

Câu 3. Trên lĩnh vực kinh tế, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách nào sau đây?

A. Giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.

B. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.

C.. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.

D. Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.

Câu 4. Cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ Công xã Pa-ri với quân đội chính phủ tư sản từ ngày 21/5/1871 đến ngày 28/5/1871 được gọi là?

A. Tuần lễ vàng.

B. Tuần lễ đặc biệt.

C. Tuần lễ đẫm máu.

D.Tuần lễ đen tối.

Câu 5. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của Công xã Pa-ri là gì?

A. Chính quyền Na-pô-lê-ông II cấu kết với Phổ để tiêu diệt Công xã.

B. Không nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân.

C.. Giai cấp vô sản Pháp còn non yếu, chưa có chính đảng lãnh đạo.

D. Các chính sách của Công xã không phục vụ quyền lợi của nhân dân.

Câu 6. Tính chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 ở Pháp là?

A. Cách mạng tư sản.

B. Cách mạng vô sản.

C. Chiến tranh giải phóng dân tộc.

D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Câu 7. Sau khi chính quyền Na-pô-lê-ông III bị lật đổ, một chính phủ mới của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên là?

A. .Chính phủ Vệ quốc.

B. Chính phủ quốc dân.

C. Chính phủ lâm thời tư sản.

D. Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp.

Câu 8. Ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống lại chính phủ Vệ quốc dưới sự lãnh đạo của?

A. Đảng Cộng sản Pháp.

B. Công xã cách mạng Pa-ri.

C. Chính phủ tư sản lâm thời.

D. Ủy ban trung ương Quốc dân quân.

II/ PHẦN TỰ LUÂN: (6 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5đ): Phân tích đặc điểm chung của mạng lưới sông ngòi nước ta?

Câu 2 (1đ): Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông là gì?

Câu 3 (0,5đ): Tìm một ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

Câu 4 (1,5đ): Nêu nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

Câu 5 (1đ): Nhận xét tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?

Câu 6 (0,5đ): Liên hệ, rút ra được bài học từ phong trào Tây Sơn với những vấn đề thực tiễn hiện nay?

................Hết.......................

Xem đáp án trong file tải về

Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 KNTT - Đề 1

1. Ma trận đề thi học kì 1 LSĐL 8

PHÂN MÔN ĐỊA LÝ

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng điểm

%

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

1

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.(10% - đã KT giữa kì I)

Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN

5%

0,5 điểm

Đặc điểm địa hình và khoáng sản VN

2TN

2

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

Bài 4. Khí hậu Việt Nam.

Bài 5. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

4TN

1TL

Bài 6. Thuỷ văn Việt Nam.

2TN

30%

3 điểm

Bài 7. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta

1TLa

1TLb

15%

1,5 điểm

Số câu/ loại câu

8 TNKQ

1 TL

1 (a) TL

1 (b) TL

10 câu

Tỉ lệ %

20

15

10

5

50%

Tỉ lệ chung

40

30

20

10

100%

2. Đề thi Lịch sử Địa lí 8 học kì 1 Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

Câu1. Căn cứ Tây Sơn thượng đạo của nghĩa quân Tây Sơn trước đây nay thuộc vùng nào?

A. Tây Sơn - Bình Định.

B. An Lão – Bình Định.

C. Đèo Măng Giang – Gia Lai.

D. An Khê – Gia Lai.

Câu 2. Trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVII – XVIII là?

A. Kinh Kì (Chợ Kẻ - Thăng Long).

B. Phố Hiến (Hưng Yên).

C. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế).

D. Hội An (Quảng Nam).

Câu 3. Khẩu hiệu “lấy của người giàu, chia cho người nghèo” là của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.

C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

D. Khởi nghĩa Tây Sơn.

Câu 4. Trong các thế kỉ XVII - XVIII, sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong có bước phát triển rõ rệt do?

A. Chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.

B. Không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.

C. Các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực.

D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn.

Câu 5. Một trong những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc là sự xuất hiện của?

A. Các công ty độc quyền.

B. Tầng lớp tư bản công nghiệp.

C. Các công trường thủ công.

D. Tầng lớp tư bản ngân hàng.

Câu 6. Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở đâu?

A. Vân Đồn.

B. Điện Biên.

C. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

D. Sơn Nam.

Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

Câu 8. Vào thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền?

A. Nắm quyền tối cao.

B. Chỉ là “cái bóng mờ” trong cung cấm.

C. Bị san sẻ một phần quyền lực cho chúa Trịnh.

D. Nắm mọi quyền binh ở Đàng Ngoài.

II. TỰ LUẬN (3.0 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm) Dựa kiến thức đã học, em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?

Câu 2. (1.5 điểm)

a) Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn? (1,0 điểm)

b) Việc xây dựng bảo tàng Quang Trung tại Bình Định có ý nghĩa như thế nào? (0,5 điểm)

-HẾT-

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 điểm)

I, Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Hãy chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng rồi ghi ra tờ giấy kiểm tra:

Câu 1. Địa hình nước ta có hai hướng chính ?

A. Hướng tây bắc-đông nam và hướng bắc - nam;

B. Hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung;

C. Hướng nam - bắc và hướng vòng cung;

D. Hướng đông - tây và hướng nam - bắc.

Câu 2. Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng?

A. Lớn; B. Vừa; C. Trung bình và nhỏ; D. Nhỏ.

Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua?

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C;

B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt;

C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau;

D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 - 2000 mm/năm.

Câu 4. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi?

A. Hoàng Liên Sơn; B. Trường Sơn Bắc; C. Bạch Mã; D. Trường Sơn Nam.

Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta?

A.Địa hình; B. Vĩ độ; C. Kinh độ; D. Gió mùa.

Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?

A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ;

C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; D. Nam Bộ.

Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào?

A. Sông Mã; B. Sông Hồng; C. Sông Chảy; D. Sông Đà.

Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là?

A. Sông lớn, dài, dày đặc; B. Sông ngắn, lớn, dốc;

C. Sông dài, nhiều phù sa; D. Sông nhỏ, ngắn, dốc.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm) Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam ?

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch?

b. Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông?

Xem đáp án trong file tải về

Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 KNTT - Đề 2

1. Ma trận đề thi học kì 1 LSĐL 8

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

(TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

Phân môn Địa lí

1

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

- Đặc điểm của địa hình

2TN

2 câu

0,5 điểm 5%

2

KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM

- Đặc điểm khí hậu

- Đặc điểm thuỷ văn

- Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

6TN

1TL

1TL

1TL

9 câu

4,5 điểm 45%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Phân môn Lịch Sử

1

Chương II: Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX.

Bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX.

2TN

2 câu

0,5 điểm

5%

2

Chương III: Việt Nam từ đầu TK XVI đến TK XVIII.

Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài TK XVIII.

2TN

2 câu

0,5 điểm

5%

Bài 8. Phong trào Tây Sơn.

2TN

1TL

1TL

4 câu

2,0 điểm

20%

Bài 9. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII.

1TL

1 câu

1,5 điểm

15%

3

Chương IV: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX.

Bài 10. Các nước Âu - Mỹ từ cuối TK XIX đến đầu TK XX.

2TN

2 câu

0,5 điểm

5%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

100%

2. Đề thi Lịch sử Địa lí 8 học kì 1 Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm - Mỗi câu 0,25 điểm)

Hãy Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.

1. Phân môn Địa lí: (2,0 điểm)

Câu 1. Dạng địa hình nào sau đây của nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất?

A. Đồng bằng.

B. Đồi núi.

C. Cao nguyên.

D. Sơn nguyên.

Câu 2. Ở nước ta, dãy núi nào sau đây cao và đồ sộ nhất?

A. Pu Đen Đinh.

B. Pu Sam Sao.

C. Hoàng Liên Sơn.

D. Trường Sơn Bắc.

Câu 3. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi nào?

A. Bạch Mã.

B. Trường Sơn Nam.

C. Hoàng Liên Sơn.

D. Trường Sơn Bắc.

Câu 4. Hằng năm, nước ta có lượng mưa trung bình khoảng

A. 1500 - 2000mm/năm.

B. 1200 - 1800mm/năm.

C. 1300 - 2000mm/năm.

D. 1400 - 2200mm/năm.

Câu 5. Ở nước ta, loại gió nào sau đây thổi quanh năm?

A. Đông Nam.

B. Đông Bắc.

C. Tây Nam.

D. Tín phong.

Câu 6. Nguồn cung cấp nước sông chủ yếu của sông ngòi ở nước ta là

A. băng tuyết.

B. nước mưa.

C. nước ngầm.

D. hồ và đầm.

Câu 7. Hệ thống sông nào sau đây có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc?

A. Sông Cả.

B. Thái Bình.

C. Sông Mã.

D. Sông Hồng.

Câu 8. Nước ta có khoảng

A. 2360 con sông.

B. 2630 con sông.

C. 3260 con sông.

D. 3620 con sông.

2. Phân môn Lịch sử: (2,0 điểm)

Câu 9. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của nước nào?

A. Nước Anh và Pháp.

B. Nước Anh, Pháp, Mĩ.

C. Nước Mĩ, Hà Lan, Pháp.

D. Nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

Câu 10. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước ở Đông Nam Á là

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

B. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.

D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.

Câu 11. Vị thủ lĩnh nào còn có tên là “quận He”?

A. Lê Duy Mật. B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Hoàng Công Chất. D. Nguyễn Danh Phương.

Câu 12. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?

A. Thăng Long. B. Tuyên Quang.

C. Thanh Hóa và Nghệ An. D. Hải Dương và Bắc Ninh.

Câu 13. Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp sản xuất của Anh đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ tư. B. Thứ ba.

C. Thứ hai. D. Thứ nhất.

Câu 14. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.

C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.

Câu 15. Nghĩa quân Tây Sơn dùng danh nghĩa gì khi tiến quân ra Bắc Hà đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân?

A. Phù Lê diệt Nguyễn. B. Phù Lê diệt Trịnh.

C. Phù Nguyễn diệt Lê. D. Phù Nguyễn diệt Trịnh.

Câu 16. Tháng 12 năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là

A. Đại Việt. B. Thận Thiên.

C. Quang Trung. D. Đại Cồ Việt.

II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

1. Phân môn Địa lí: (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Phân tích đặc điểm chung của mạng lưới sông ngòi nước ta.

Câu 2. (1,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Huế

(Thừa Thiên Huế)

107o

16026Đ

Nhiệt độ (0C)

19,9

20,8

23,1

26,1

28,2

29,3

29,2

28,8

27,1

25,3

23,2

20,7

Lượng mưa (mm)

129,3

63,3

51,3

58,9

111,3

103,4

94,6

138,8

410,7

772,7

641,7

349,9

Em hãy vẽ biểu đồ khí hậu thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm Thừa Thiên Huế.

Câu 3. (0,5 điểm)

Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông (sông Côn).

2. Phân môn Lịch sử: (3,0 điểm)

Câu 4. (1,5 điểm) Tóm tắt những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Câu 5. (1,5 điểm)

a/ Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.

b/ Em rút ra được bài học gì từ phong trao Tây Sơn (cho bản thân em ngày nay).

-HẾT-

Xem đáp án trong file tải về

Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều

1. Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều

KHUNG MA TRẬN

PHÂN MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

(TN)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

1

Đông Nam Á từ nửa sau TK XVI đến TK XIX

1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á

3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

2 TN

5%

2

Việt Nam từ đầu TK XVI đến TK XVIII

1. Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn

2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ TK XVI đến TK XVIII.

3. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài TK XVIII

2 TN

5%

4. Phong trào Tây Sơn

1 TLb

10%

5. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

1 TLa

15%

3

Châu Âu và nước Mỹ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX

1. Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc

2. Các nước Âu - Mỹ từ cuối TK XIX đến đầu TK XX

2 TN

5%

3. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Marx

4. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

1 TLc

5%

5. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

2 TN

5%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Phân môn Địa lí

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng điểm

%

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

1

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.

( 10% - đã kiểm tra giữa kì I)

Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN

5%

0,5 điểm

Đặc điểm địa hình và khoáng sản VN

2TN

2

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM.

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM.

Bài 4. Khí hậu Việt Nam.

Bài 5. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

4TN

1TL

Bài 6. Thuỷ văn Việt Nam.

2TN

30%

3 điểm

Bài 7. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta

1TLa

1TLb

15%

1,5 điểm

Số câu/ loại câu

8 câu TNKQ

1 câu TL

1 câu (a) TL

1 câu (b) TL

10 câu

Tỉ lệ %

20

15

10

5

50%

Tỉ lệ chung

40

30

20

10

100%

2. Đề thi Lịch sử Địa lí 8 học kì 1 Cánh diều

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn đáp án đúng nất

Câu 1. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của nước nào?

A. Nước Anh, Pháp, Mĩ.

B. Nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

C. Nước Mĩ, Hà Lan, Pháp.

D. Nước Anh và Pháp.

Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước ở Đông Nam Á là

A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.

Câu 3. Vị thủ lĩnh nào còn có tên là “quận He”?

A. Hoàng Công Chất.

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Lê Duy Mật.

D. Nguyễn Danh Phương.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu?

A. Thăng Long.

B. Thanh Hóa và Nghệ An.

C. Hải Dương và Bắc Ninh.

D. Tuyên Quang.

Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp sản xuất của Anh đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ ba.

B. Thứ tư.

C. Thứ hai.

D. Thứ nhất.

Câu 6. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?

A. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.

B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.

Câu 7. Chính quyền thành lập sau cách mạng tháng Hai là

A. chính quyền tư sản.

B. chính quyền phong kiến.

C. chính quyền vô sản .

D. chính quyền tư sản và chính quyền Xô Viết song song tồn tại .

Câu 8. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là gì?

A. Cách mạng tư sản.

B. Cách mạng vô sản.

C. Cách mạng dân tộc dân chủ.

D. Cách mạng dân chủ tư sản.

B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm )

Câu 1 Bằng kiến thức lịch sử đã được học, em hãy tóm tắt những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.(1,5 điểm)

Câu 2 :. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. (1,0 điểm)

Câu 3 : Từ hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất( 1914-1918) theo em các nước cần làm gì để góp phần duy trì hòa bình thế giới? (0,5 điểm)

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ:

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Địa hình nước ta có hai hướng chính là

A. Hướng tây bắc-đông nam và hướng bắc – nam.

B. Hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.

C. Hướng nam – bắc và hướng vòng cung.

D. Hướng đông – tây và hướng nam – bắc.

Câu 2. Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng:

A. Lớn B. Vừa C. Trung bình và nhỏ D. Nhỏ

Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua:

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt

C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau

D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 - 2000 mm/năm

Câu 4. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi :

A. Hoàng Liên Sơn B. Trường Sơn Bắc C. Bạch Mã D. Trường Sơn Nam

Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta:

A.Địa hình. B. Vĩ độ. C. Kinh độ. D. Gió mùa.

Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:

A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ .

C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Nam Bộ.

Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào?

A. Sông Mã B. Sông Hồng C. Sông Chảy D. Sông Đà

Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là:

A. Sông lớn, dài, dày đặc B. Sông ngắn, lớn, dốc

C. Sông dài, nhiều phù sa D. Sông nhỏ, ngắn, dốc.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam ?

Câu 2 (1,5 điểm).

a. Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch?

b. Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông?

3. Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

C

B

D

A

C

D

B

TỰ LUẬN (3,0 điểm)

B. TỰ LUẬN

(3,0 điểm)

Câu 1.

* Tôn giáo:

- Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.

- Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển.

- Đạo thiên chúa xuất hiện cuối thế kỷ XVI và bị các chúa Trịnh, Nguyễn ngăn cấm

* Văn hóa:

- Chữ viết: Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng, một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng việt. Đó là chữ quốc ngữ.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán phát triển, văn học chữ Nôm chiếm ưu thế

+ Văn học dân gian phát triển phong phú

- Nghệ thuật dân gian:

+ Điêu khắc: nét trạm trổ đơn giản mà dứt khoát

+ Nghệ thuật sân khấu: đa dạng mà phong phú

0,25 điểm 0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

- Nguyễn Huệ - Quang Trung đã lãnh đạo phong trào Tây Sơn lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.

- Đánh đuổi giặc ngoại xâm Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

- Nguyễn Huệ - Quang Trung đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 3

Các nước có thể làm một số việc để góp phần duy trì hòa bình thế giới như sau:

( Gợi ý: Học sinh chỉ cần nêu được 3 ý giáo viên có thể chấm điểm tối đa )

+Tham gia kêu gọi giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới; giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+Tuyên truyền để mọi người thấy được nếu chiến tranh xảy ra sẽ để lại những hậu quả vô cùng thảm khốc.

+Tích cực tham gia các hoạt động để hưởng ứng việc bảo vệ hòa bình thế giới.

+Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh.

+Lên án những hành động gây ra nguy cơ chiến tranh.

0,5điểm

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

C

A

B

D

D

TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung chính

Điểm

1

(1,5 điểm)

+ Phân hoá theo chiều bắc – nam

- Miền khí hậu phía Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa, khô phân hóa rõ rệt.

0,25

0,25

+ Phân hóa theo chiều đông - tây

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

0,25

0,25

0,25

+ Phân hóa theo độ cao

Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

0,25

2

(1,5 điểm)

a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…

+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…

+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

- Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Hs có thể trả lời theo các nội dung sau: VD

- Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt…

- Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất.

- Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

0,25

0,25

................................

Để có thể đạt điểm cao trong kì thi học kì 1 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần lên kế hoạch ôn tập phù hợp, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 8 trên TimDapAnsẽ là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.