Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học lớp 6

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Sinh học lớp 6 - Đề số 1 do TimDapAnsưu tầm và biên soạn, hỗ trợ học sinh trong quá trình củng cố kiến thức môn Sinh, làm quen cấu trúc bài kiểm tra giữa học kì 2 nhằm đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo!

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Sinh học lớp 6 - Đề số 1

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Sinh học lớp 6 - Đề số 2

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 6 - Đề số 4

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Sinh học lớp 6 - Đề số 1

Trắc nghiệm

Câu 1: Nhóm nào dưới đây gồm những quả đều là quả mọng?

A. Quả cà chua, quả dưa hấu,quả cam
B. Quả cam,quả lạc,quả dưa hấu
C. Quả cải,quả phượng vĩ,quả dưa hấu
D. Quả mận,quả đào,quả phượng vĩ

Câu 2: Ở thực vật có hoa, hạt do bộ phận nào của hoa biến đổi thành?

A. Bầu nhụy B. Bao phấn C. Noãn D. Đầu nhụy

Câu 3: Ở thực vật có hoa, quả chứa hạt do bộ phận nào của hoa biến đổi thành?

A. Bao phấn B. Noãn C. Chỉ nhị D. Bầu nhụy

Câu 4: Vì sao rêu chỉ có thể phát triển được ở nơi ẩm ướt?

A. Chưa có rễ chính thức chỉ có rễ giả, thân và lá chưa có mạch dẫn
B. Có rễ chính thức, thân không phân nhánh
C. Chưa có rễ, thân, lá chính thức
D. Thân, lá đã có mạch dẫn ở mức độ đơn giản, rễ chưa phát triển

Câu 5: Khi nói về vi khuẩn, phát biểu nào dưới đây đúng? (chọn câu sai)

A. Vi khuẩn có kích thước nhỏ, mỗi tế bào chỉ từ 1 đến vài phần nghìn milimet
B. Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi
C. Tế bào vi khuẩn không có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, đã có nhân hoàn chỉnh
D. Một số vi khuẩn có roi nên có thể di chuyển được, một số ít vi khuẩn có khả năng tự dưỡng

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục…(1)…của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục..(2)…có trong noãn tạo thành một tế bào…(3)…

A. (1) đực; (2) cái; (3) hợp tử

B. (1) cái; (2) đực; (3) noãn

C. (1) cái; (2) đực; (3) hợp tử

D. (1) đực; (2) cái; (3) noãn

Câu 7: Ở thực có hoa, noãn gồm có bao nhiêu nhân?

A. 8 B. 7 C. 6 D. 4

Câu 8: Nấm và tảo khác nhau ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Nấm sống chủ yếu ở dưới nước còn tảo sống chủ yếu ở trên cạn

B. Nấm có cơ thể đơn bào còn tảo có cơ thể đa bào

C. Nấm không chứa diệp lục còn thảo chứa chất diệp lục

D. Nấm có lối sống hoại sinh còn tảo có lối sống kí sinh

Câu 9: Phương pháp nào dưới đây giúp thức ăn hạn chế được ôi thiu?

A. Ướp lạnh B. Đậy lồng bàn

C. Phơi khô D. Ướp muối

Câu 10: Nhiệt độ tốt nhất cho sự phát triển của nấm là:

A. 10oC - 15oC

B. 20oC - 30oC

C. 35oC - 40oC

D. 25oC - 30oC

Tự luận

Câu 11: Vì sao rêu chỉ sống ở môi trường ẩm ướt?

Câu 12: dựa vào đặc điểm của vỏ, người ta có thể phân chia quả thành mấy nhóm chính? Trình bày đặc điểm của các nhóm, cho ví dụ cụ thể

Câu 13: Khi nói về cây dương xỉ, nhận đình nào dưới đây chính xác. Em hãy điền “ đúng” hoặc “sai” vào bảng sao cho phù hợp

STT Đặc điểm Đúng / sai
1 Sinh sản bằng hạt
2 Thân không có mạch dẫn
3 Thường sống ở nơi ẩm ướt
4 Lá già thường cuộn lại và có nhiều lông
5 Túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá
6 Thuộc nhóm Quyết
7 Có rễ, thân, lá chính thức

Câu 14: Vì sao bà con nông dân thường thu hoạch đỗ đen hoặc đỗ xanh trước khi quả chín khô?

Câu 15: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Trình bày mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh?

Câu 16: Thế nào là hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?

Câu 17: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ

Câu 18: Đây là hình ảnh “một số loại quả”

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 6

Dựa vào hình ảnh trên em hãy hoàn thành bảng dưới đây sao cho phù hợp

Các loại quả Quả khô nẻ Quả không khô nẻ Quả mọng Quả hạch
Hình ảnh số

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 6

Trắc nghiệm

Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: D Câu 4: A Câu 5: C

Câu 6: A Câu 7: A Câu 8: C Câu 9: A Câu 10: D

Tự luận

Câu 11:

  • Rêu chỉ có rễ giả
  • Thân, lá ở rêu có cấu tạo đơn giản, chưa có mạch dẫn
  • Sự thụ tinh của rêu phụ thuộc vào môi trường nước

Câu 12:

Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta chia quả thành 2 nhóm chính:

- Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng. Ví dụ đậu Hà Lan

Có hai loại quả khô:

  • Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tự tách ra cho hạt rơi ra ngoài. Ví dụ: quả đậu Hà lan, quả cải, quả đậu bắp, quả chi chi…
  • Quả khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra. Ví dụ: quả chò, quả thìa là….

- Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Ví dụ quả cà chua

  • Quả mọng có phần thịt quả rất dày và mọng nước nhiệt hay ít. Ví dụ: quả cà chua, quả chanh, quả đu đủ, quả chuối, quả hồng….
  • Quả hạch, ngoài phần thịt quả còn có hạch rất cứng chứa hạt ở bên trong. Ví dụ: quả táo ta, quả đào, quả mơ, quả dừa…

Câu 13:

STT Đặc điểm Đúng / sai
1 Sinh sản bằng hạt Sai
2 Thân không có mạch dẫn Sai
3 Thường sống ở nơi ẩm ướt Đúng
4 Lá già thường cuộn lại và có nhiều lông Sai
5 Túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá Đúng
6 Thuộc nhóm Quyết Đúng
7 Có rễ, thân, lá chính thức

Đúng

Câu 14:

Đỗ đen và đỗ xanh thuộc nhóm quả khô nẻ, khi chín thì vỏ quả có khả năng tự tách ra cho hạt rơi ra ngoài. Vì vậy bà con nông dân thường thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín

Câu 15:

- Phân biệt giữa thụ phấn và thụ tính

Hiện tượng thụ phấn Hiện tượng thụ tinh
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy Thụ tinh là hiện tượng noãn, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử

- Mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh, nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.

Câu 16:

Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

- Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. Mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một ống phấn. Tế bào sinhh dục đực được chuyển đến phần đầu của ống phấn

- Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu, khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ông phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn

Câu 17:

Cây rêu Cây dương xỉ
Rễ giả; thân không phân nhánh; lá nhỏ; chưa có mạch dẫn Rễ thật, thân hình trụ nằm ngang, lá già có phiến lá xẻ thùy, lá non cuộn tròn ở đầu, có mạch dẫn

Câu 18:

Các loại quả Quả khô nẻ Quả không khô nẻ Quả mọng Quả hạch
Hình ảnh số 3,6,8,11,13 4,10 1,5,7,12 2,9
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!