Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử lớp 11

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017. Đề thi giữa kì 1 lớp 11 này được ra theo hình thức trắc nghiệm với 40 câu hỏi và thời gian để các bạn thực hiện bài thi là 45 phút. Mời các bạn tham khảo.

SỞ GD&ĐT AN GIANG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Ong Kẹo và Commađam đã lãnh đạo khởi nghĩa ở nơi nào?

A. Xavanakhét B. Cao nguyên Bôlôven
C. Châu Đốc, Hà Tiên D. Cao nguyên Lang Bian

Câu 2: Nội dung Hiệp ước 1893 được kí kết giữa Pháp và Xiêm là:

A. Pháp công nhận Xiêm là quốc gia độc lập.
B. Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào.
C. Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Việt Nam.
D. Pháp công nhận Xiêm là quốc gia độc lập nhưng bị hạn chế quyền đối ngoại.

Câu 3: Từ sau cuộc cải cách năm 1892, tòa án, quân đội, trường học ở Xiêm đã được tổ chức lại theo mô hình của:

A. Mĩ B. Châu Âu C. Đức D. Nhật Bản

Câu 4: Phe Liên minh ra đời vào năm nào?

A. 1915 B. 1990 C. 1907 D. 1882

Câu 5: Đạo luật chia cắt xứ Bengan được ban hành vào thời gian nào?

A. 7/1885 B. 10/1905 C. 6/1908 D. 7/1905

Câu 6: La Phông-ten nổi tiếng với thể loại văn học gì?

A. Thơ ngụ ngôn B. Thơ tình C. Sử thi D. Trường Ca

Câu 7: "AQ chính truyện" là tác phẩm của ai?

A. Mạc Ngôn B. Lão Xá C. Lỗ Tấn D. Tào Ngu

Câu 8: Minh Trị Thiên hoàng đã có hành động như thế nào đối với chế độ Mạc phủ?

A. Duy trì Mạc phủ như là Bộ nội vụ trong chính phủ mới.
B. Giải tán Mạc phủ nhưng cho Shogun làm Thủ tướng.
C. Thủ tiêu chế độ Mạc phủ.
D. Duy trì Mạc phủ về mặt hình thức, không có thực quyền.

Câu 9: Câu nào sau đây không phải là đặc điểm chung của những cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp ở Đông Dương cuối TK XIX – đầu TK XX?

A. Thiếu tổ chức mạnh. B. Thiếu đường lối đúng đắn.
C. Mang tính tự phát D. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.

Câu 10: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 1905 – 1911 B. 1851 – 1891 C. 1851 – 1864 D. 1825 – 1830

Câu 11: Tago đã đoạt giải Nôbel văn học vào năm nào?

A. 1943 B. 1913 C. 1813 D. 1931

Câu 12: Nội dung nào sau đây đã không được Quốc dân đại hội thực hiện?

A. Chia ruộng đất cho nông dân. B. Thông qua Hiến pháp lâm thời.
C. Thành lập chế độ cộng hòa D. Bầu Đại Tổng thống.

Câu 13: Đảng Quốc Đại là chính đảng đầu tiên của giai cấp nào ở Ấn Độ?

A. Nông dân B. Công nhân C. Tiểu tư sản trí thức D. Tư sản

Câu 14: Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập vào thời gian nào?

A. 2/1930 B. 9/1898 C. 8/1905 D. 7/1921

Câu 15: Phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc Đại do ai đứng đầu?

A. Akbar B. Nehru C. Tilắc D. Gandhi

Câu 16: Mĩ tuyên chiến với Đức vào ngày tháng năm nào?

A. 11/11/1918 B. 2/4/1917 C. 3/10/1918 D. 28/6/1914

Câu 17: Hai vở balê " Hồ thiên nga" và " Người đẹp ngủ trong rừng" là tác phẩm của ai?

A. Bét-tô-ven B. Tago C. Môda D. Traicốpxki

Câu 18: Đến giữa thế kỉ XIX, nước nào đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn độ?

A. Pháp B. Mĩ C. Đức D. Anh

Câu 19: Ngày 28/6/1914, đã xảy ra sự kiện gì tại bán đảo Bancăng?

A. Đức tuyên chiến với Pháp B. Thái tử Áo – Hung bị ám sát
C. Đức tuyên chiến với Nga D. Không quân Anh tấn công Béclin

Câu 20: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong những năm 1863 – 1866 ở khu vực biên giới Campuchia – Việt Nam?

A. Achaxoa B. Ong Kẹo C. Sivôtha D. Chulalongcon

Câu 21: Pucômpô đã lập căn cứ ở vùng nào?

A. Tây Ninh B. Hà Tiên C. Phnômpênh D. Xavanakhét

Câu 22: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào trong khoảng thời gian 1901 – 1903 do ai lãnh đạo?

A. Sivôtha B. Pucômpô C. Phacađuốc D. Achaxoa

Câu 23: Sự kiện gì đã xảy ra ở Ấn Độ vào tháng 6/1908?

A. Gandhi bị ám sát B. Anh bắt giam Tilắc
C. Anh ban hành đạo luật chia cắt xứ Bengan. D. Cuộc khởi nghĩa Xipay bùng nổ

Câu 24: Đến giữa thế kỉ XIX, thể chế chính trị của Nhật là:

A. Thiên Hoàng nắm toàn quyền, Shogun là người phụ chính.
B. Thiên Hoàng và Shogun chia sẻ quyền lực.
C. Thiên Hoàng chỉ là hư vị, Shogun nắm thực quyền.
D. Thiên Hoàng cai trị triều đình trung ương, Shogun cai quản địa phương.

Câu 25: Tại sao các tầng lớp trong xã hội Nhật đấu tranh chống chế độ Mạc phủ?

A. Vì Mạc phủ phát động cuộc chiến tranh Trung – Nhật làm đất nước Nhật bị tàn phá.
B. Vì Mạc phủ kí với các nước đế quốc những hiệp ước bất bình đẳng.
C. Vì Mạc phủ tiến hành cuộc Duy tân Minh trị.
D. Vì Mạc phủ phản bội Thiên Hoàng.

Câu 26: Tại sao nói nền kinh tế TBCN đã phát triển nhanh chóng ở Nhật vào giữa thế kỉ XIX?

A. Vì Nhật Bản ban hành Hiến pháp và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
B. Vì số lượng địa chủ tăng, số lượng tư sản giảm.
C. Vì kinh tế hàng hóa phát triển và số lượng công trường thủ công tăng nhanh.
D. Vì Nhật đã thống nhất chế độ thuế khóa và tiền tệ.

Câu 27: Ngày 11/11/1918 đã xảy ra sự kiện gì?

A. Cách mạng Đức bùng nổ.
B. Hồng quân Liên Xô giải phóng Béclin.
C. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Béclin.
D. Đức đầu hàng không điều kiện.

Câu 28: Minh Trị Thiên hoàng ban hành Hiến pháp vào năm nào?

A. 1900 B. 1868 C. 1945 D. 1889

Câu 29: Năm 1915, Đức – Áo – Hung tập trung tấn công nước nào?

A. Nga B. Pháp C. Anh D. Mĩ

Câu 30: Tại sao Đức phải điều bớt quân từ mặt trận phía Tây về mặt trận phía Đông vào năm 1914?

A. Vì Nga tấn công Đông Phổ.
B. Vì quân Đức đánh thua quân Pháp
C. Vì không quân Anh bỏ bom Béclin.
D. Vì quân Đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy.

Câu 31: Một chính sách nổi bật về giáo dục trong thời Duy tân Minh Trị là:

A. Không cho phụ nữ đi học B. Giáo dục bắt buộc
C. Latinh hóa chữ Nhật D. Tăng lương cho giáo viên.

Câu 32: Việc phe Hiệp ước không hưởng ứng lời kêu gọi hòa bình của Chính phủ Xô viết đã dẫn đến hệ quả gì?

A. Chính phủ Xô viết phải ký riêng với Đức hòa ước Bret litốp.
B. Đức phải lien minh với Nhật.
C. Chính phủ Xô viết phải đứng về phe Liên minh.
D. Nga tuyên bố trung lập.

Câu 33: Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ để:

A. Xây dựng cho Ấn Độ một nền công nghiệp hiện đại.
B. Truyền bá nền văn minh Anh.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo sĩ truyền đạo.
D. Vơ vét lương thực, nguyên liệu và bóc lột nhân công.

Câu 34: Điểm nào sau đây không phải là tính chất của Thế chiến thứ I?

A. Phe Liên minh chiến đấu vì một thế giới công bằng hơn.
B. Đây là cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược.
D. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Câu 35: Nội dung của học thuyết Tam dân là:

A. "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".
B. "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc".
C. "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
D. "Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình quân địa quyền".

Câu 36: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như:

A. Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
B. Một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Một cuộc cách mạng tư sản
D. Một cuộc cách mạng vô sản.

Câu 37: Trào lưu triết học nào đóng vai trò quan trọng trong sự thắng lợi của cách mạng Pháp 1789?

A. Triết học ánh sáng B. Chủ nghĩa xã hội không tưởng
C. Học thuyết Dân túy D. Triết học Hegel.

Câu 38: Ngày 10/10/1911 ở Trung Quốc đã xảy ra sự kiện gì?

A. Nghĩa Hòa Đoàn tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
B. Từ Hi Thái Hậu đàn áp cuộc vận động Duy tân.
C. Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương.
D. Tưởng Giới Thạch tiến hành chính biến ở Thương Hải

Câu 39: Đảng Quốc Đại được thành lập vào năm nào?

A. 1865 B. 1905 C. 1858 D. 1885

Câu 40: Ai là người đã tổ chức cuộc chính biến, đàn áp phong trào Duy Tân năm 1898 ở Trung Quốc?

A. Thái Hậu Từ Hi B. Tôn Trung Sơn
C. Thái hậu Từ An D. Vua Quang Tự

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!