Ôn thi vật lý lớp 7 học kì 2

TimDapAngiới thiệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 7 bao gồm lý thuyết và các bài tập vận dụng có đáp án chi tiết giúp các em học sinh ôn luyện hiệu quả, chuẩn bị cho bài thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7 sắp tới đạt kết quả cao.

Tài liệu ôn thi học kì 2 Lý 7 được biên soạn theo phân phối chương trình giảm tải học kì 2 môn Vật lý giúp các em học sinh có kế hoạch ôn thi rõ ràng, cụ thể, với phần trọng tâm kiến thức thương có trong các bài thi học kì 2 môn Lý lớp 7. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

-------------------------------

Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?

Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.

Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?

Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.

Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

Câu 3: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

- Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

Câu 4: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?

- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.

Câu 5: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì?

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Nguồn điện cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.

Câu 6: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: đồng, nhôm…

- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. Ví dụ: sứ, cao su…

Câu 7: Sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín?

Chiều dòng điện quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

Câu 8: Các tác dụng của dòng điện? Ví dụ?

Dòng điện có 5 tác dụng:

Tác dụng phát sáng, ví dụ làm sáng bóng đèn bút thử điện.

Tác dụng từ, ví dụ chuông điện.

Tác dụng nhiệt, ví dụ làm nóng dây tóc bóng đèn sợi đốt rồi phát sáng

Tác dụng hoá học, ví dụ mạ đồng.

Tác dụng sinh lí, ví dụ châm cứu bằng điện.

Câu 9: Cường độ dòng điện cho biết gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo?

Dòng điện càng mạnh thì cđdđ càng lớn và ngược lại.

Kí hiệu cường độ dòng điện là: I.

Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A) hoặc miliampe ( mA)

Dụng cụ đo là ampe kế.

Lưu ý: 1 A = 1000 mA. 1 mA = 0.001 A.

Câu 10: Hiệu điện thế, đơn vị, dụng cụ đo? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì?

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

Hiệu điện thế kí hiệu là: U.

Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V).

Ngoài ra còn đơn vị là milivôn (mV) hay kilôvôn (KV).

Dụng cụ đo HĐT là vôn kế.

Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

Lưu ý: 1 kV = 1000 V 1 V = 1000 mV.

(Còn tiếp)

Mời bạn đọc tải tài liệu tham khảo đầy đủ!

-----------------------------------------------

Trên đây, TimDapAnđã giới thiệu các bạn Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 7 . Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

Tham khảo thêm:

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!