Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 11 môn Địa lý trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11, giúp các bạn ôn tập và chuẩn bị cho kì thi học kì 2 môn Địa một cách chủ động và hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Địa lớp 11

I. Giới han chương trình: Hết tuần 33 (tiết 19 đến 33)

II. Nội dung ôn tập

Bài 8: Liên Bang Nga

Bài 9: Nhật bản

Bài 10: Trung quốc

Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.

III. Một số câu hỏi gợi ý

1. Tự luận

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đến sự phát triển kinh tế? Vì sao dân cư Nhật Bản tập trung đông ở vùng ven biển?

a/ Thuận lợi:

* Vị trí địa lý:

+ Là một quần đảo nằm ở phía Đông châu Á, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với bên ngoài bằng đường biển và phát triển du lịch biển.

+ Nằm gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á, giàu tài nguyên và đông dân, thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu và buôn bán, trao đổi hàng hóa.

* Điều kiện tự nhiên:

+ Đồng bằng nhỏ hẹp nhưng đất đai màu mỡ

+ Đường bờ biển dài (khoảng 29750 km) bị chia cắt bởi nhiều vũng vịnh thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ; tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên nhiều ngư trường lớn, rất thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển như dịch vụ cảng biển, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

+ Địa hình núi với nhiều cảnh đẹp, suối khoáng nóng là điều kiện phát triển du lịch.

+ Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, lượng mưa lớn. Phía bắc: khí hậu ôn đới, phía nam: khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

+ Sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc có giá trị thủy điện.

+ Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích tự nhiên lớn là điều kiện phát triển lâm nghiệp và bảo vệ môi trường.

Dân cư Nhật Bản tập trung đông ở vùng ven biển vì nơi đây tập trung các thành phố lớn với đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, biển có nhiều ngư trường lớn, rất thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển như dịch vụ cảng biển, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các nước có nền kinh tế phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ở khu vực Đông Nam Á

b/ Khó khăn:

+ Nằm ở đông á, giữa TBD, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ cách xa đại lục khó khăn trong việc giao lưu đường bộ với các nước và các bộ phận của lãnh thổ.

+ Nghèo khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho ngành công nghiệp nặng.

+ Vị trí nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên hay có động đất, núi lửa, sóng thần, gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất.

+ Địa hình chủ yếu là đồi núi (chiếm ¾ diện tích) giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.

+ Sông nhỏ, ngắn, dốc nên lượng nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt còn thiếu.

Câu 2: Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hoá?

- Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm nhanh chóng. (năm 1970: 23,9%, năm 1997: 15,3%, năm 2005: 13,9%)

- Tỉ lệ người già từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh chóng. (1970: 7,1%, 1997: 15,7%, 2005: 19,2%, dự báo năm 2025: 28,2%)

- Đặc biệt, dự báo đến năm 2025, dân số Nhật Bản sẽ giảm khoảng 10,7 triệu người so với năm 2005 (chỉ còn 117 triệu người so với 127,7 triệu người hiện nay).

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp chỉ còn 0,1% vào năm 2005, tuổi thọ cao.

Tác động:

⇒ Ưu điểm: Dân số trẻ ít dễ đào tạo ra nguồn nhân lực tốt trong tương lai những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn trong công việc.

⇒ Nhược điểm: Dân số già tăng tạo mối lo ngại thiếu nguồn nhân lực trong nước. Cơ cấu dân số trẻ chuyển sang già hóa dân số. Điều này tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu. Nhóm dưới tuổi lao động giảm phải mướn lao động nước ngoài mặt khác người già khó khăn trong việc tiếp thu những cái mới và bảo thủ

Câu 3: Chứng minh Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao?

- Sản lượng công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kì.

- NB chiếm vị trí hàng đầu thế giới về máy công nghiệp, thiết bị điện tử, người máy. Tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sp tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Một số dẫn chứng:

+ 41% sản lượng tàu biển của thế giới.

+ Sản xuất ra 25% sản lượng ô tô, xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra.

+ Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% số xe sản xuất ra

+ Chiếm khoảng 22% sản phẩm công nghiệp tin học của thế giới

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn.

+ Đứng thứ hai trên thế giới về vật liệu truyền thông.

+ Chiếm 60% tổng số rô bốt thế giới

+ Nổi tiếng thế giới về kĩ thuật xây dựng các công trình ngầm, cầu biển, các tòa tháp, nhà cao tầng.

- Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp: chế tạo, sx điện tử, xây dựng và công trường công cộng, dệt.

Câu 4: Những nét chính về nền nông nghiệp ở NB ?Tại sao diện tích trồng lúa gạo của NB giảm?

a. Đặc điểm:

- Giữ vai trò thứ yếu (1% trong GDP)

- Diện tích đất nông nghiệp ít (14% lãnh thổ).

- Phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, tăng chất lượng nông sản

- Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng.

b. Phân loại:

- Trồng trọt: Lúa gạo là cây trồng phổ biến, chiếm 50% diện tích đất canh tác, chè, thuốc lá, dâu tằm là những cây trồng phổ biến.

- Chăn nuôi: bò, lợn, gà theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

- Sản lượng hải sản đánh bắt (Cá thu, cá ngừ, tôm, cua) hàng năm lớn.

- Nuôi trồng hải sản: Tôm, sò huyết, cua, rau câu, trai lấy ngọc...phát triển.

NB giảm diện tích trồng lúa gạo để chuyển sang trồng các loại cây khác, do quá trình đô thị hóa làm giảm diện tích trồng cây NN, do sự thay đổi cơ cấu thức ăn của người dân NB.

Câu 5: Đặc điểm của người lao động có tác động như thế nào đối với sự phát triển khinh tế xã hội NB?

Các đặc tính quý báu của người dân Nhật Bản đã trở thành động lực quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, đã đưa nền kinh tế nước này phát triển theo hướng sử dụng triệt để các đặc tính đó đưa Nhật Bản vươn lên trở thành trung tâm kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Câu 6: Nguyên nhân làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển trong giai đoạn 1955-1973 là gí?

Do NB đã thực hiện các chính sách như:

- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

-  Tập trung cao độ và phát triển các ngành then chốt, có trong điểm theo từng giai đoạn

- Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng, vừa phát triến các xí nghiệp lớn vừa duy trì cơ sở sản xuất nhỏ thủ công

Câu 7: Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế NB?

- Nhật Bản có tới 80% diện tích là đồi núi, do vậy đông băng nhỏ hẹp, bị chia cắt. Diện tích đất nông nghiệp quá ít, cộng thêm địa hình dốc không thuận lợi cho canh tác. Do vậy nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ.

- Nhật Bản là nước phát triển, xu hướng chung là các ngành Công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

-------------------

Trên đây chỉ là một phần nội dung tài liệu, mời các bạn tải file đầy đủ TẠI ĐÂY.

Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 11 môn Địa lý trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt môn Lịch sử lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!