Đề thi Văn vào lớp 10 năm 2019 Thái Bình
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2019 do thư viện đề thi Tìm Đáp Án sưu tầm. Đây là đề thi tham khảo vào lớp 10 môn Văn dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Văn. Mời các bạn cùng tham khảo
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Gia Lai năm 2019
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bạc Liêu năm 2019
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán Hải Phòng năm 2019
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Tổ hợp Sở GD&ĐT Hải Phòng năm 2019
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
" ...Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con."
(SGK Ngữ văn 9 – Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017).
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào, của ai?
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 3. (1,0 điểm) Giải thích nghĩa của cụm từ "Người đồng mình"?
Câu 4. (1,0 điểm) Trong đoạn thơ trên, tác giả đã nói đến những phẩm chất nào của “Người đồng mình”?
Câu 5. (1,0 điểm) Từ những phẩm chất của "Người đồng mình", người cha mong muốn và dặn dò con điều gì?
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự sáng tạo của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong phần trích sau:
“... Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:
- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không bay bổng.
Nàng nói đến đây, mọi người đều tựa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san!
Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đẩy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được, Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dân sinh ổm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng:
- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. (...) Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chăng pha lệ.
Bà cụ nói xong thì mất, Nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình."
(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, SGK Ngữ văn 9. Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017)
Gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Thái Bình
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Nói với con của Y Phương
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: biểu cảm
Câu 3. (1,0 điểm) Giải thích nghĩa của cụm từ "Người đồng mình"
- Người đồng mình: Người vùng mình, người miền mình; người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
- Người đồng mình mộc mạc (thô sơ da thịt) nhưng ai cũng giàu chí khí, niềm tin (chẳng mấy ai nhỏ bé) xây dựng quê hương. Sự lao động cần cù của họ đã xây dựng nên quê hương với truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp.
Câu 4. (1,0 điểm) Trong đoạn thơ trên, tác giả đã nói đến những phẩm chất của “Người đồng mình”:
- “Ngườiđồng mình thô sơ da thịt”: ăn mặc sơ sài, áo chàm, khăn piêu,cuộc sống mộc mạc thiếu thốn… nhưng “Chẳngmấy ai nhỏ bé đâu con”: không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương.
- “Người đồngmình tự đục đá kê cao quê hương” ; “Còn quê hương thì làm phong tục.” => Tữ ngữ gởi tả người đồng mình xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình, sáng tạo, lưu truyền và bảovệ phong tục tốt đẹp của mình, biết tự hào với truyền thống quê hương.
Câu 5. (1,0 điểm) Từ những phẩm chất của "Người đồng mình", người cha mong muốn và dặn dò con điều gì?
Qua đoạn thơ, người cha dặn dò con về tình yêu quê hương, dân tộc, về ý chínghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương.
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự sáng tạo của con người trong cuộc sống.
- Hình thức: Đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng
- Nội dung: Làm rõ luận điểm: "Ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc sống".
Học sinh có thể nêu một số ý:
*Thế nào là sự sáng tạo: Sáng tạo chính là khả năng tạo ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến hơn những gì đã có. Người mang trong mình khả năng sáng tạo luôn không ngừng nỗ lực, tìm tòi để cải tiến phương thức lao động hay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị.
*Giá trị của sự sáng tạo trong cuộc sống:
- Sáng tạo là tạo ra sự khác biệt với những thứ bạn đang có.
- Sáng tạo sinh ra những con người sáng tạo và làm việc một cách có sáng tạo.
- Sự sáng tạo giúp chúng ta có 1 tư duy logic, 1 cái nhìn thấu đáo về sự vật, hiện tượng con người.
- Một con người có trí óc sáng tạo là một người có trí tiến thủ và là 1 hạt nhân tốt đẹp cho xã hội.
- Tuy nhiên, sáng tạo cũng cần phù hợp, đôi khi sự sáng tạo thái quá lại làm rối ren sự việc và không đạt được kết quả mong muốn.
- Để có được 1 tư duy sáng tạo, lối sống sáng tạo, mỗi con người không chỉ học kiến thức trong trường học mà còn phải học kiến thức ngoài xã hội, ngoài cuộc sống.
- Sáng tạo đúng mục đích sẽ rất tích cực và ngược lại.
- Mỗi con người cần hiểu được vai trò quan trọng của sự sáng tạo, từ đó trau dồi và phát huy khả năng vốn có cũng như học tập thêm những khả năng chưa hoàn thiện của mình.
*Bàn luận - Mở rộng: Nếu cứ mãi neo mình theo lối mòn đã cũ, chẳng những đánh mất cơ hội của bản thân mà ta còn kéo lùi sự phát triển của văn minh nhân loại.
Vậy nhưng, hiện nay vẫn còn đâu đó trong xã hội có những kẻ thụ động, lười suy nghĩ, thích hưởng thụ, họ đang dần trở thành gánh nặng cho xã hội.
Chính vì vậy, giới trẻ ngày nay cần nghiêm túc học tập và làm việc, đánh thức khả năng sáng tạo bằng những suy nghĩ, hành động cụ thể. Có như vậy, chúng ta mới có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa, phát triển khả năng của chính mình cũng như đóng góp tích cực cho quê hương, đất nước.
*Suy nghĩ, hành động của bản thân.
Tham khảo đoạn văn sau đây:
Sáng tạo là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công của con người thời nay. Vậy sáng tạo là gì? Tại sao con người lại cần nó đến vậy? Sáng tạo chính là khả năng tạo ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến hơn những gì đã có. Người mang trong mình khả năng sáng tạo luôn không ngừng nỗ lực, tìm tòi để cải tiến phương thức lao động hay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị. Như chúng ta đã biết, cuộc sống hiện đại luôn biến đổi không ngừng, đòi hỏi con người phải thích ứng, thay đổi. Nếu cứ mãi neo mình theo lối mòn đã cũ, chẳng những đánh mất cơ hội của bản thân mà ta còn kéo lùi sự phát triển của văn minh nhân loại. Thử hỏi, không có sáng tạo, liệu những con người như Edison, Picasso, Mark Zukerberg… có ghi được tên tuổi mình vào lịch sử nhân loại; chúng ta có có được những kiệt tác nghệ thuật để chiêm ngưỡng, những đồ vật, ứng dụng tiện ích để sử dụng hay không? Vậy nhưng, hiện nay vẫn còn đâu đó trong xã hội có những kẻ thụ động, lười suy nghĩ, thích hưởng thụ, họ đang dần trở thành gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy, giới trẻ ngày nay cần nghiêm túc học tập và làm việc, đánh thức khả năng sáng tạo bằng những suy nghĩ, hành động cụ thể. Có như vậy, chúng ta mới có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa, phát triển khả năng của chính mình cũng như đóng góp tích cực cho quê hương, đất nước.
Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong phần trích
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.
II. Thân bài
- Hoàn cảnh sống của Vũ Nương thể hiện qua đoạn trích
+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng
- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu
+ Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già.
-. Cảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương khi tiễn chồng đi lính
+ Vũ Nương cảm thông cho công việc của chồng
+ Vũ Nương không màn vinh hoa phú quý mà chỉ mong chồng bình yên trở về
+ Nàng thương chồng và buồn tủi
*Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực
II. Kết bài
Nhân vật Vũ Nương là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa.
.............................................
Ngoài Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2019. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt