Chuyên đề câu bị động trong tiếng Anh

Câu bị động trong tiếng Anh là một trong những phần kiến thức ngữ pháp quan trọng và phức tạp nằm trong chương trình ôn thi chuyển cấp THCS lên THPT và kì thi THPT Quốc gia mà các bạn cần nắm rõ. Mời các bạn vào tham khảo Chuyên đề câu bị động trong tiếng Anh do Tìm Đáp Án sưu tầm và biên soạn dưới đây.

Bài tập về câu bị động trong Tiếng Anh CÓ ĐÁP ÁN

Tổng hợp lý thuyết và bài tập về câu bị động

Họ và Tên: Hoàng Thị Hương Loan

Trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

CHUYÊN ĐỀ

CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH

PASIVE VOICE

CÂU BỊ ĐỘNG (passive voice)

1.1. Định nghĩa

Câu bị động là gì?

Câu bị động là câu mà trong đó chủ ngữ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác.

Ví dụ: + Tôi ăn cái bánh.

(câu chủ động: vì chủ ngữ "tôi" thực hiện hành động "ăn")

+ Cái bánh được ăn bởi tôi.

(câu bị động: vì chủ ngữ "cái bánh" không thực hiện hành động"ăn" mà nó bị "tôi" ăn)

Trong tiếng việt chúng ta dịch câu bị động là "bị" (nếu có hại) hoặc "được" (nếu có lợi)

1.2. Cách chuyển một câu đơn từ chủ động sang bị động

Thông thường khi dạy về câu bị động chúng ta thường đưa ra cho học sinh những cấu trúc tương ứng với các thì nhưng tôi nhận thấy học sinh thường bị bối rối trong hàng chục công thức, không biết lựa chọn công thức nào cho phù hợp. Vì vậy trong chuyên đề này tôi xin được giới thiệu một cách làm khác, chi tiết hơn để học sinh có thể áp dụng được một cách dễ dàng hơn trong mọi thì:

1) Đổi động từ chính thành P.P.

2) Thêm (BE) vào trước P.P, chia (BE) cùng thì với động từ trong câu chủ động.

3) Giữa chủ ngữ và động từ có gì thì đem xuống hết.

4) Lấy tân ngữ lên làm chủ ngữ:

5) Đem chủ ngữ đổi thành tân ngữ ra phía sau và thêm by:

6) Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi

Ví dụ: Marry will have finished it by tomorrow.

Chọn động từ: chọn finish vì finish là động từ chính)

1) Đổi V => P.P: finish => finished

......finished..............

2) Thêm (be) và chia giống V ở câu trên: (be) => been (vì động từ chính ở dạng quá khứ phân từ)

......been finished..............

3) Giữa Marry và finished có 2 chữ ta đem xuống hết (will have).

.....will have been finished....

4) Tìm chủ ngữ: sau động từ có chữ it ta đổi thành chủ ngữ và đem lên đầu:

It will have been finished....

5) Đem chủ ngữ (Mary) đổi thành tân ngữ ra phía sau thêm by:

It will have been finished by Mary.

6) Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi

It will have been finished by Mary by tomorrow.

Ghi chú:

- Nếu có thời gian thì phải để thời gian cuối câu.

- Nếu chủ từ là: people, something, someone, they thì có thể bỏ đi (riêng các đại từ: I, you, he... thì tùy theo câu, nếu thấy không cần thiết thì có thể bỏ).

- Nếu có no đầu câu thì làm như bình thường, xong đổi sang phủ định.

- Nếu có trợ động từ do, does, did thì be sẽ nằm tại vị trí của những trợ động từ này.

Ví dụ: + They don't take the book.

=> The book isn't taken.

1.3. Cách đổi câu hỏi từ chủ động sang câu bị động

Đối với câu hỏi cần phân ra làm 2 loại: loại câu hỏi yes/no và loại câu hỏi có chữ hỏi (còn gọi là WH question)

1.3.1. Đối với câu hỏi Yes/ No

Câu hỏi yes / no là câu hỏi có động từ đặt biệt hoặc trợ động từ do, does, did, ... đầu câu

Bước 1: Đổi sang câu thường

Bước 2: Đổi sang bị động (lúc này nó đã trở thành câu thường, cách đổi như đã học)

Bước 3: Đổi trở lại thành câu hỏi yes/ no

Cách đổi sang câu thường như sau:

- Nếu có do, does, did đầu câu thì bỏ - chia động từ lại cho đúng thì (dựa vào do, does, did...)

- Nếu có động từ đặc biệt đầu câu thì chuyển ra sau chủ ngữ.

Ví dụ 1 (trợ động từ đầu câu) Did Mary take it?

Bước 1: Đổi sang câu thường: bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ => Mary took it.

Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1 => It was taken by Mary.

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn => Was it taken by Mary?

Cũng có thể làm theo cách thế to be vào do,does, did... như "mẹo" ở bài 1

Ví dụ 2: (động từ đặc biệt đầu câu) Is Mary going to take it?

Bước: Đổi sang câu thường: chuyển động từ đặc biệt (is) ra sau chủ từ:

=> Mary is going to take it.

Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1

=> It is going to be taken by Mary.

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn (đem is ra đầu)

=> Is it going to be taken by Mary?

1.3.2. Đối với câu hỏi có từ để hỏi

Cách làm cũng chia ra các bước như dạng trên, nhưng khác biệt nằm ở bước 2 và 3

Bước 1: Đổi sang câu thường

Bước này phức tạp hơn dạng 1, để làm được bước này các em phải biết chia nó làm 3 loại:

- Loại chữ hỏi WH làm chủ ngữ: (sau nó không có trợ động từ do, does, did mà có động từ + tân ngữ)

What made you sad? (điều gì làm bạn buồn?)

Who has met you? (ai đã gặp bạn?)

Loại này khi đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức mà không có bất cứ sự thay đổi nào

- Loại chữ hỏi WH làm tân ngữ: (sau nó có trợ động từ do, does, did hoặc động từ đặc biệt + chủ ngữ)

What do you want?

Who will you meet?

Khi đổi sang câu thường sẽ chuyển WH ra sau động từ

- Loại chữ hỏi WH là trạng từ: là các chữ: when, where, how, why

When did you make it? Giữ nguyên từ để hỏi, đổi giống như dạng câu hỏi yes/no.

Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi có chữ hỏi (đem WH ra đầu câu)

Ví dụ 1 (WH là túc từ, có trợ động từ) What did Mary take?

Bước 1: Đổi sang câu thường: Có trợ động từ did => What là túc từ: bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ, đem what ra sau động từ: => Mary took what.

Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1

=> What was taken by Mary

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này What là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi nữa) => What was taken by Mary?

Ví dụ 2 (WH là túc từ, có động từ đặc biệt) Who can you meet?

Bước 1: Đổi sang câu thường: Có động từ đặc biệt can, Who là tân ngữ: chuyển ra sau động từ meet, you là chủ ngữ:

chuyển can ra sau chủ ngữ you

=> You can meet who.

WBước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1

Y=> Who can be met by you?

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này who là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi nữa) = Who can be met by you?

Ví dụ 3 (WH là chủ ngữ) Who took Mary to school?

Bước 1: Đổi sang câu thường: Sau who là động từ + túc từ => who là chủ ngữ => đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức

=> Who took Mary to school.

Bước 2: Đổi sang bị động: làm các bước như bài 1

=> Mary was taken to school by who.

Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn: (vì lúc này là câu hỏi nên who phải ở đầu câu)

=> Who was Mary taken to school by?

Nếu by đem ra đầu thì who phải đổi thành whom:

=> By whom was Mary taken to school?

1.4. Cách chuyển 1 câu ghép từ chủ động sang câu bị động

Dù đã vững về cách làm câu đơn nhưng đôi khi ta lại lúng túng khi gặp phải những câu có nhiều mệnh đề. Cách làm cũng không khó nếu chúng ta biết phân tích ra thành từng câu riêng rồi làm bình thường, giữ lại các từ nối.

Ví dụ: When I came, they were repairing my car.

Nhìn vào là thấy rõ ràng có 2 mệnh đề, ta cứ việc tách chúng ra rồi làm bị động từng mệnh đề:

+ When I came: mệnh đề này không đổi sang bị động được vì không có tân ngữ

+ They were repairing my car. Làm bị động như bình thường => My car was being repaired.

Cuối cùng ta nối lại như cũ: When I came, my car was being repaired.

Dạng này suy cho cùng cũng là cách làm từng câu như ta đã học ở trên, còn một dạng nữa phức tạp hơn mà trong các bài kiểm tra cũng thường hay cho, ta cần lưu ý. Đó là dạng một chủ từ làm 2 hành động khác nhau.

Ví dụ: They opened the door and stole some pictures.

Dạng này ta cũng tách làm 2 phần nhưng nhớ thêm chủ ngữ cho phần sau:

+ They opened the door and they stole some pictures.

Lúc này các em chỉ việc đổi sang bị động từng câu riêng biệt và giữ lại liên từ and là xong. => The door was opened and some pictures were stolen.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm