Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2016 có đáp án
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 2 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Vật Lý (Vật Lí) hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn luyện thi THPT Quốc gia 2016, đặc biệt những bạn có ý định xét tuyển vào Đại học khối A. Mời các bạn tham khảo.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 1
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 1
Tuyển tập 20 đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016
Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2015 - 2016 | ĐỀ THI THÁNG LẦN 2 MÔN THI: VẬT LÍ 12 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) | |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu) | Mã đề thi 132 |
Câu 1: Một sóng có tần số 10 Hz và bước sóng 3 cm. Tốc độ truyền sóng là
A. 30 cm/s. B. 1/3 cm/s. C. 15 cm/s D. 30 m/s.
Câu 2: Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý gắn liền với đặc trưng vật lý của âm là
A. đồ thị âm. B. biên độ âm. C. cường độ âm. D. tần số.
Câu 3: Dao động tắt dần là một dao động có
A. ma sát cực đại. B. biên độ thay đổi liên tục.
C. biên độ giảm dần theo thời gian. D. chu kì tăng tỉ lệ với thời gian.
Câu 4: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật nặng m và lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Kích thích để vật dao động điều hoà với động năng cực đại 0,125 J. Biên độ dao động của vật là
A. 1 cm. B. 10 cm. C. 50 cm. D. 5 cm.
Câu 5: Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu một đoạn mạch chỉ có tụ điện. Nếu điện dung của tụ không đổi thì dung kháng của tụ sẽ
A. giảm khi tần số của dòng điện tăng. B. giảm khi tần số của dòng điện giảm
C. không phụ thuộc tần số của dòng điện. D. tăng khi tần số của dòng điện tăng.
Câu 6: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + π/2). Gốc thời gian đã được chọn lúc
A. vật ở vị trí li độ bằng nửa biên độ. B. vật ở vị trí biên dương.
C. vật ở vị trí cân bằng. D. vật ở vị trí biên âm.
Câu 7: Câu nào sau đây đúng khi nói về dao động điều hòa?
A. Khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên thì chuyển động là chậm dần đều.
B. Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có động năng bằng thế năng bằng một nửa thời gian vật đi từ biên đến vị trí cân bằng.
C. Khi vật đi từ biên về vị trí cân bằng thì lực phục hồi ngược chiều chuyển động.
D. Vật đi được các quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp.
Câu 8: Tại hai điểm A và B có mức cường độ âm lần lượt là là 50 dB và 30 dB. Cường độ âm tại hai điểm đó chênh nhau:
A. 20 lần. B. 100 lần. C. 2 lần. D. 5/3 lần.
Câu 9: Chọn câu trả lời không đúng.
A. Biên độ của dao động cưỡng bức khi có cộng hưởng càng lớn khi ma sát càng nhỏ.
B. Hiện tượng cộng hưởng có thể có lợi hoặc có hại trong đời sống và kĩ thuật.
C. Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng nhanh đến một giá trị cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động được gọi là sự cộng hưởng.
D. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi ngoại lực cưỡng bức lớn hơn lực ma sát gây tắt dần.
Câu 10: Tại một nơi trên Trái Đất con lắc thứ nhất dao động với chu kỳ T1 = 0,3 s, con lắc thứ 2 dao động với chu kỳ T2 = 0,4 s. Nếu con lắc đơn có chiều dài bằng tổng chiều dài 2 con lắc trên thì sẽ dao động với chu kỳ:
A. T= 0,1 s. B. T = 0,5 s. C. T = 1,2 s. D. T = 0,7 s.
(Còn tiếp)
Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn Vật lý trường THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2015 Môn: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Mã đề thi 357
Họ, tên thí sinh: …………………………………
Số báo danh: …………………………………….
Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 J; khối lượng của electron m = 9,1.10-31 kg; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; gia tốc trọng trường g = 10 m/s2.
Câu 1: Một xe máy chuyển động thẳng đều trên đường lát gạch. Cứ 15 m trên đường có 1 rãnh. Chu kì dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 1,5 s. Xe bị xóc mạnh nhất khi tốc độ xe khoảng
A. 22,5 km/h. B. 81 km/h. C. 10 km/h. D. 36 km/h.
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc 10 rad/s. Chu kì dao động là
A. 0,10 s. B. 0,63 s. C. 1,59 s. D. 5,00 s.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về tia tử ngoại là sai?
A. Có thể làm một số chất phát quang. B. Không có khả năng chiếu sáng.
C. Có khả năng làm ion hóa không khí. D. Không có tác dụng nhiệt.
Câu 4: Một con lăc đơn có gồm vật nhỏ có khối lượng m = 20 g và sợi dây nhẹ có chiều dài l = 60 cm dao động không ma sát. Lấy π = 3,14. Vật nặng tích điện âm q = - 4 μC và con lắc đặt trong điện trường đều mà véc tơ cường độ điện trường có độ lớn E = 5000 V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới. Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn là
A. 1,54 s. B. 1,47 s. C. 2,69 s. D. 1,62 s.
Câu 5: Một sóng cơ lan truyền trong môi trường đồng chất, đẳng hướng với tần số 20 Hz. Tốc độ truyền sóng trong môi trường là 25 cm/s. Bước sóng là
A. 5,0 m. B. 1,25 cm. C. 5,0 cm. D. 0,8 cm.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về sóng điện từ là đúng?
A. Sóng điện từ không thể giao thoa.
B. Sóng điện từ là sóng ngang.
C. Sóng điện từ là sóng dọc.
D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
Câu 7: Hiệu điện thế hai đầu ống phát tia X tăng 2000 V thì tốc độ electron khi đập vào anot tăng 8000 km/s. Hiệu điện thế ban đầu của ống gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 8,5 KV. B. 4,5 KV. C. 2,5 KV. D. 6,5 KV.
Câu 8: Một chất điểm dao động điều hoà không ma sát dọc theo trục Ox. Biết rằng trong quá trình khảo sát chất điểm chưa đổi chiều chuyển động. Khi vừa rời khỏi vị trí cân bằng một đoạn s thì động năng của chất điểm là 65,5 mJ. Đi tiếp một đoạn s thì động năng của chất điểm chỉ còn 55 mJ. Nếu chất điểm đi thêm một đoạn s thì động năng của nó là
A. 34,0 mJ. B. 53,25 mJ. C. 44,5 mJ. D. 37,5 mJ.
Câu 9: Điện năng được truyền tải trên đường dây một pha có điện trở R không đổi với công suất truyền đi là P và điện áp truyền tải là U thì hiệu suất truyền tải điện năng là 80%. Nếu tăng công suất truyền đi lên 1,5 lần và tăng điện áp truyền tải lên 2,5 lần thì hiệu suất truyền tải là
A. 92,8%. B. 96,8%. C. 95,2%. D. 97,9%.
Câu 10: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 2cos(10t + π/2). Gốc thời gian t = 0 được chọn lúc
A. chất điểm qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
B. chất điểm qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
C. chất điểm qua vị trí biên âm.
D. chất điểm qua vị trí biên dương.
(Còn tiếp)
Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 trường THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015–LÂN 2 |
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..............................Số báo danh:..............................
Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; khối lượng electron m = 9,1.10-31kg; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; gia tốc trọng trường g = 10 m/s2.
Câu 1: Điện năng từ một trạm phát điện được đưa đến một khu tái định cư bằng đường dây truyền tải một pha. Cho biết, nếu điện áp tại đầu truyền đi tăng từ U lên 2U thì số hộ dân được trạm cung cấp đủ điện năng tăng từ 120 lên 144. Cho rằng chỉ tính đến hao phí trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các hộ dân đều như nhau, công suất của trạm phát không đổi và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng nhau. Tính số hộ dân mà trạm phát này cung cấp đủ điện năng khi điện áp truyền đi là 4U:
A. 160 B. 155 C. 150 D. 145
Câu 2: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 4cm và chu kì 2s. Quãng đường vật đi được trong 4s là
A. 64 cm B. 8 cm C. 16 cm D. 32 cm
Câu 3: Ở bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau a = 20 cm, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình là u1 = u2 = 2.cos(40.πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Xét các điểm trên mặt chất lỏng thuộc đường tròn tâm S1, bán kính là a thì điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách S2 một đoạn xa nhất là:
A. 20 cm. B. 40 cm. C. 28 cm. D. 36 cm.
Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Young, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng λ = 0,75μm, biết S1S2 = a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1m. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 và vân sáng bậc 3 ở cùng bên so với vân trung tâm là
A. 3mm B. 2,5mm C. 4,5mm D. 2mm
Câu 5: Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu tần số 1000Hz. Tại điểm M cách nguồn một khoảng 2m có mức cường độ âm là 80dB. Tại điểm N cách nguồn âm 20m có mức cường độ âm là
A. 40dB B. 60dB C. 70dB D. 50 dB
Câu 6: Gọi T là chu kỳ bán rã của đồng vị phóng xạ. Lúc đầu có N0 hạt nhân đồng vị này thì sau thời gian 3T thì số hạt nhân còn lại là
A. 12,5% số hạt nhân ban đầu B. 75% số hạt nhân ban đầu
C. 50% số hạt nhân ban đầu D. 25% số hạt nhân ban đầu
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bước sóng của sóng cơ do một nguồn phát ra phụ thuộc vào bản chất môi trường, còn chu kỳ không phụ thuộc.
B. Trong sóng cơ học chỉ có trạng thái dao động, tức là pha dao động được truyền đi, còn bản thân các phần tử môi trường thì dao động tại chỗ.
C. Các điểm trên phương truyền sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
D. Cũng như sóng điện từ, sóng cơ lan truyền được cả trong môi trường vật chất lẫn trong chân không.
Câu 8: Một con lắc đơn dao động điều hoà với biên độ góc α0 = 0,1 rad tại nơi có g = 10m/s2. Tại thời điểm ban đầu vật đi qua vị trí có li độ dài s = 8√3 cm với vận tốc v = 20 cm/s. Độ lớn gia tốc của vật khi nó đi qua vị trí có li độ 8 cm là
A. 0,07 m/s2. B. 0,5 m/s2. C. 0,075m/s2. D. 0,506 m/s2.
Câu 9: Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm hai phần tử mắc nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức: u = 100√2cos(100πt - π/2)V, i = 10√2cos(100πt - π/4)A, Hai phần tử đó là
A. R và C B. R và L C. L và C D. Không xác định được
Câu 10: Cho mạch LC lí tưởng có L = 0,1H và tụ điện có C = 10 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,02A, tính hiệu điện thế cực đại của tụ điện.
A. 2√5V B. 4V C. 5√2 V D. 5V
(Còn tiếp)
Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU | KỲ THI THỬ THPT QG LẦN 2 NĂM 2015 MÔN: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) | |
| Mã đề thi 132 |
Họ, tên thí sinh:.................................................... SBD: ...............
Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C, khối lượng êlectron me = 9,1.10-31kg; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; hằng số Avôgadrô NA = 6,022.1023 mol-1.
Câu 1: Biết khối lượng của prôtôn là 1,00728 u; của nơtron là 1,00866 u; của hạt nhân 2311Na 22,98373 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của Na bằng
A. 81,11 MeV. B. 18,66 MeV. C. 8,11 MeV. D. 186,55 MeV.
Câu 2: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ khối lượng 100g đang dao động điều hòa theo phương ngang, mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Từ thời điểm t1 = 0 đến t2 = π/48 s, động năng của con lắc tăng từ 0,096 J đến giá trị cực đại rồi giảm về 0,064 J. Ở thời điểm t2, thế năng của con lắc bằng 0,064 J. Biên độ dao động của con lắc là
A. 7,0 cm. B. 8,0 cm. C. 5,7 cm. D. 3,6 cm.
Câu 3: Chọn phát biểu sai:
A. Lăng kính trong máy quang phổ là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm tia sáng song song từ ống chuẩn trực chiếu đến .
B. Máy quang phổ là một dụng cụ được ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. Máy quang phổ dùng để phân tích ánh sáng muốn nghiên cứu thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau.
D. Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo chùm tia hội tụ .
Câu 4: Tại hai điểm A, B cách nhau 13cm trên mặt nước có hai nguồn đồng bộ, tạo ra sóng mặt nước có bước sóng là 1,2cm. M là điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 12cm và 5cm. N đối xứng với M qua AB. Số hyperbol cực đại cắt đoạn MN là:
A. 0. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 5: Mạch dao động gồm cuộn cảm và hai tụ điện C1 và C2. Nếu mắc hai tụ C1 và C2 song song với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là fss = 24 kHz. Nếu dùng hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì tần số riêng của mạch là fnt = 50 kHz. Nếu mắc riêng lẽ từng tụ C1, C2 với cuộn cảm L thì tần số dao động riêng của mạch là
A. f1 = 40 kHz và f2 = 50 kHz. B. f1 = 30 kHz và f2 = 40 kHz.
C. f1 = 50 kHz và f2 = 60 kHz. D. f1 = 20 kHz và f2 = 30 kHz.
Câu 6: Đặt điện áp u = 220√2cos(100πt +φ)V vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp theo đúng thứ tự đó, C thay đổi sao cho dòng điện qua mạch có biểu thức i = I0cos(100πt)A. Đồng thời, khi dùng hai vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu RL và C thì biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu các vôn kế lần lượt là u1 = U01cos(100πt + π/3) V; u2 = U02cos(100πt - π/3) V. Tổng số chỉ lớn nhất của hai vôn kế bằng
A. 720V. B. 850V. C. 720√3V. D. 640V.
Câu 7: Tại Trường THPT Chuyên NGUYỄN QUANG DIÊU, tại lớp dạy, có một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có
A. độ lớn bằng không. B. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc. D. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
Câu 8: Một vật dao động điều hòa với phương trình tọa độ x = 2cos(10πt + π/4) (cm) thì lúc t = 5 s tính chất và chiều chuyển động của vật trong câu nào sau đây là đúng?
A. chậm dần theo chiều dương. B. chậm dần, theo chiều âm.
C. nhanh dần, theo chiều dương. D. nhanh dần, theo chiều âm.
Câu 9: Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
B. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
C. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
D. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng.
Câu 10: Trong mỗi giây tổng động năng của electron đập vào đối catốt là 10J. Đối catốt có khối lượng 0,33kg, có nhiệt dung riêng là 120 (J/kg.0C). Giả sử 99% động năng của electron đập vào đối catốt chuyển thành nhiệt năng đốt nóng đối catốt và bỏ qua bức xạ nhiệt. Hỏi sau bao lâu nhiệt độ đối catốt tăng thêm 10000C.
A. 4000s. B. 4900s. C. 52phút. D. 53,3phút.
(Còn tiếp)
Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí trường THPT Chuyên Thái Bình, Thái Bình
SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH | ĐỀ KHẢO SÁT LẦN I NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VẬT LÍ 12 Thời gian làm bài: 90 phút; | |
| Mã đề thi 132 |
Câu 1: Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động theo phương vuông góc với sợi dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 40cm, người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha so với A một góc Δφ = (k + 0,5π) với k là số nguyên. Tính tần số, biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 8Hz đến 13Hz.
A. 10Hz B. 12,5Hz. C. 8,5Hz D. 12Hz
Câu 2: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = -4cos(4πt)(cm). Chu kỳ và pha ban đầu của dao động là
A. 0,5s; π rad. B. 0,5s; π/2 rad. C. 1s; π rad. D. 2s; π rad.
Câu 3: Con lắc lò xo trên mặt phẳng ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 40N/m, một đầu gắn vật nặng m = 100g, đầu kia cố định. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là μ= 0,2. Kéo vật dọc theo trục lò xo để lò xo dãn 10,5 cm rồi thả không vận tốc ban đầu. Tốc độ của vật ở thời điểm gia tốc của nó triệt tiêu lần thứ 3 là:
A. 1,4 m/s. B. 2m/s; C. 1,8 m/s. D. 1,6 m/s.
Câu 4: Trong thí nghiệm thực hành với mạch điện RLC nối tiếp có dòng điện xoay chiều tần số f chạy qua, người ta dùng đồng hồ đa năng để đo các giá trị của điện áp trên từng đoạn phần tử, sau đó biểu diễn chúng bằng các vectơ quay tương ứng trên giấy, từ đó tính được các giá trị nào sau đây?
A. L, C, R, r, cosφ. B. L, C, r, cosφ. C. L, C, R, r. D. L, C, cosφ.
Câu 5: Một vật dao động điều hòa với phương trình: x = 4cos(πt - π/3)cm. Số dao động toàn phần mà vật thực hiện trong một phút là:
A. 60 B. 50 C. 120 D. 100
Câu 6: Cho đoạn mạch điện MN gồm một điện trở thuần R = 100Ω, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/π (H), tụ điện có điện dung C = 10-4/2π (F) mắc nối tiếp. Mắc hai đầu M, N vào nguồn điện xoay chiều có điện áp tức thời uMN = 120√2cos(2πft)V với tần số f có thể thay đổi được. Khi f = f1 = 50 Hz, thì công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch điện MN là P1. Điều chỉnh tần số của nguồn điện đến giá trị f2 sao cho công suất tiêu thụ trên đoạn mạch điện MN lúc đó là P2 = 2P1. Hãy xác định tần số f2 của nguồn điện khi đó.
A. f2 = 25√2Hz. B. f2 = 100Hz. C. f2 = 50√2Hz. D. f2 = 75Hz.
Câu 7: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt) cm. Hãy xác định tỉ số giữa tốc độ trung bình và vận tốc trung bình trong thời gian vật đi được 3T/4 đầu tiên?
A. 3 B. 1 C. 2 D. vô cùng lớn
Câu 8: Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kỳ, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu?
A. 4,5%. B. 9%. C. 3%. D. 6%.
Câu 9: Vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s, trong nước là 1435 m/s. Một âm có bước sóng trong không khí là 0,5 m thì khi truyền trong nước có bước sóng bao nhiêu?
A. 0,115 m B. 2,174 m C. 1,71 m D. 0,145 m .
Câu 10: Khung dao động có C =10μF và L = 0,1H. Tại thời điểm uC = 4V thì i = 0,02A. Cường độ dòng điện cực đại trong khung bằng:
A. 4,5.10-2A. B. 20.10-4A. C. 2.10-4A. D. 4,47.10-2A.
(Còn tiếp)