Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Khoa học tự nhiên năm học 2023 - 2024
TimDapAngửi tới các bạn Bộ Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn KHTN 7 năm học 2023 - 2024 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Kết nối tri thức. Đây là tài liệu hay cho các em tham khảo ôn luyện, và thầy cô tham khảo, thiết kế đề kiểm tra giữa kỳ 2 sắp tới phù hợp với chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 7.
Lưu ý: Toàn bộ 16 đề thi và đáp án đều có trong file tải về, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ
Link tải chi tiết từng đề:
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn KHTN 7 Cánh diều
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn KHTN 7 Chân trời sáng tạo
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn KHTN 7 Kết nối tri thức
1. Đề thi KHTN 7 giữa học kì 2 CTST
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 CTST - Đề 1
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2 – MÔN KHTN 7
|
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TN (Số câu) |
TL (Số câu) |
TN (Câu số) |
TL (Câu số) |
|||
1. CHỦ ĐỀ 6: TỪ (10 tiết) |
2 |
2 |
||||
– Nam châm – Từ trường (Trường từ) – Từ trường Trái Đất – Nam châm điện |
Nhận biết |
- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm. |
C1a |
|||
- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. |
C1 |
|||||
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. |
C2 |
|||||
Vận dụng
|
Vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm |
|
C1b |
|||
2. CHỦ ĐỀ 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (32 tiết) |
10 |
4 |
||||
– Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng – Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng - Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
|
Nhận biết |
– Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. |
C3,C4 |
|
||
– Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể. |
C5,C6 |
|||||
- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào. |
C7 |
C3a |
||||
– Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. + Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước; + Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật; |
C8,C9
|
|
||||
Thông hiểu |
– Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. |
C10,C11, C12 |
|
|||
– Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải. |
|
C3b |
||||
Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người. |
|
C4 |
||||
Vận dụng |
VD: Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh. |
|
C3c |
|||
VDC: Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...). |
|
C5 |
Đề kiểm tra KHTN 7 CTST
I. TRẮC NGHIỆM ( 3đ): Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau
C. Khi hai cực Nam để gần nhau
D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau
Câu 2: Bộ phận chính của la bàn là
A. Đế la bàn
B. Mặt chia độ
C. Kim nam châm
D. Hộp đựng la bàn
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển hoá năng lượng?
A. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác
B. Chuyển hoá năng lượng là sự thay thế năng lượng từ dạng này sang dạng khác
C. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ động năng sang cơ năng
D. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ động năng sang nhiệt năng
Câu 4: Trao đổi chất là gì
A. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá trong tế bào
B. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hoá trong tế bào, đồng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
C. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
D. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường và thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi
chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể?
A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường.
C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào.
Câu 6: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quang hợp ?
A. Ánh sáng, nước
B. Carbon đioxide
C. Nhiệt độ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?
A. Oxygen.
B. Carbon dioxide.
C. Chất dinh dưỡng.
D. Vitamin
Câu 8: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò
A. là dung môi hoà tan khí carbon dioxide.
B. là nguyên liệu cho quang hợp.
C. làm tăng tốc độ quá trình quang hợp.
D. làm giảm tốc độ quá trình quang hợp
Câu 9: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể sinh vật
A. 50%
B. 60%
C. 70%
D. 80%
Câu 10: Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là
A. Rễ cây
B. Thân cây
C. Lá cây
D. Hoa
Câu 11: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm
A. Khí oxygen và glucozo
B. Glucozo và nước
C. Khí cacbondioxit, nước, năng lượng ánh sáng
D. Khí cacbondioxit và nước
Câu 12: Khi quang hợp thực vật tạo ra những sản phẩm nào
A. Khí oxygen và chất dinh dưỡng
B. Khí cacbondioxit và tinh bột
C. Khí cacbondioxit và chát dinh dưỡng
D. Tinh bột và khí oxygen
II. TỰ LUẬN ( 7đ)
Câu 1 (2đ):
a) Nêu cách xác định được cực Bắc và cực Nam của nam châm khi màu sơn đánh dấu các cực bị bong tróc hết bằng một nam châm đã biết từ cực ?
b) Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C
Câu 2 (3đ):
a) Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật
b) Nêu khái niệm hô hấp tế bào
c) Trình bày ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh
Câu 3 (1đ): Hãy ghép chức năng của các loại mạch máu trong hệ tuần hoàn ở người
Loại mạch |
Chức năng |
|
Động mạch |
Trao đổi chất giữa máu với các tế bào |
|
Tĩnh mạch |
Vận chuyển máu từ tìm đến các cơ quan |
|
Mao mạch |
Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim |
Câu 4(1đ): Nếu là một tuyên truyền viên, em sẽ tuyên truyền nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em?
Xem đáp án trong file tải về
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 CTST - Đề 2
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau và xảy ra hiện tượng như hình vẽ. Mô tả hiện tượng và tên từ cực của hai đầu A, B của thanh nam châm
A. Chúng đẩy nhau, đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.
B. Chúng đẩy nhau, đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
C. Chúng hút nhau, đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.
D. Chúng hút nhau, đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
Câu 2: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương tác với nhau như thế nào?
A. Đẩy nhau.
B. Hút nhau.
C. Không hút, không đẩy.
D. Không xác định được.
Câu 3: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:
Cực Bắc của nam châm là
A. Ở 2.
B. Ở 1.
C. Nam châm thử định hướng sai.
D. Không xác định được.
Câu 4: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:
Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
Câu 5: Phát triển ở sinh vật là
A. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
B. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh sản, phân chia và phát triển hình thái các cơ quan của cơ thể.
C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.
D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của sinh vật.
Câu 6: Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là
A. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô biểu bì.
B. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô phân sinh.
C. sự phân chia của các tế bào thuộc mô biểu bì.
D. sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.
Câu 7: Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Người ta gọi đó là
A. quá trình sinh trưởng và phát triển.
B. vòng đời.
C. sinh trưởng.
D. phát triển.
Câu 8: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là
A. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí gần giống với con trưởng thành.
C. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái gần giống với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí rất khác con trưởng thành.
D. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái rất khác với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí gần giống con trưởng thành.
Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?
A. Vòng đời của tất cả các động vật đều trải qua các giai đoạn giống nhau.
B. Ở động vật, quá trình sinh trưởng sẽ thúc đẩy sự phát triển.
C. Ở động vật, quá trình phát triển tạo tiền đề cho sự sinh trưởng.
D. Giai đoạn phôi của động vật có thể diễn ra trong trứng hoặc trong cơ thể con cái.
Câu 10: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật là
A. thức ăn.
B. nước.
C. ánh sáng.
D. vật chất di truyền.
Câu 11: Ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật là
A. giúp thực vật thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
B. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn nước tối ưu nhất.
C. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn ánh sáng tối ưu nhất.
D. giúp các cây ưa sáng sử dụng nguồn không khí loãng trên cao.
Câu 12: Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái về nhiệt độ đó thì
A. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ đạt mức tối đa.
B. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị ảnh hưởng.
C. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ dừng lại lập tức.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ tăng dần đều.
Câu 13: Để tận dụng diện tích canh tác và nguồn ánh sáng trong quá trình gieo trồng người ta đã trồng xen kẽ cây mía và cây bắp cải. Biện pháp này được gọi là
A. xen canh.
B. luân canh.
C. tăng vụ.
D. gối vụ.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?
A. Thức ăn làm tăng tốc độ của hoạt động cảm ứng ở động vật.
B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể động vật.
C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 15: Một bạn học sinh thắc mắc, nhà bạn ấy và nhà ông bà nội đã trồng hai cây bưởi, cả hai nhà đều đã chăm sóc rất kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, quả bưởi của nhà bạn khi thu hoạch chỉ đạt trung bình từ 1 - 1,2 kg/quả. Trong khi đó, quả bưởi của nhà ông bà nội trồng khi thu hoạch đạt trung bình từ 2 - 2,5 kg/quả. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên?
A. Giống bưởi mà nhà bạn học sinh và nhà ông bà trồng khác nhau.
B. Tỉ lệ nước được tưới hằng ngày khác nhau.
C. Ánh sáng nhận được hằng ngày khác nhau.
D. Khoáng chất từ đất khác nhau.
Câu 16: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng
A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Có một đoạn dây điện chạy trong nhà, không dùng các dụng cụ đo trực tiếp mắc vào dòng điện, em hãy nêu một cách đơn giản để xác định xem có dòng điện chạy qua dây dẫn hay không?
Câu 2 (2 điểm): Nêu vị trí, vai trò của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên đối với sự sinh trưởng của cây.
Câu 3:
a) (1,5 điểm) Hãy lấy một ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
b) (0,5 điểm) Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
Đáp án Đề thi KHTN 7 giữa học kì 2 CTST
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. C |
2. B |
3. B |
4. C |
5. A |
6. D |
7. B |
8. A |
9. D |
10. D |
11. C |
12. B |
13. A |
14. A |
15. A |
16. C |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Đưa la bàn lại gần dây điện, nếu la bàn lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì có dòng điện chạy qua dây dẫn và ngược lại, nếu kim la bàn không lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì không có dòng điện chạy qua dây dẫn.
Câu 2: (2 điểm)
- Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.
- Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.
Câu 3: (2 điểm)
a) Ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Gà Đông Tảo khi được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc tăng trọng, gà mái có thể nặng tới 5 – 6 kg trong thời gian khoảng 5 – 6 tháng, tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, gà mái chỉ có thể đạt tối đa 3 kg/con.
b) Vì những ngày mùa đông có nhiệt độ thấp, cơ thể gia súc mất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể, do đó, gia súc non cần nhiều thức ăn hơn để vừa đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động giữ ấm vừa đủ năng lượng, nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển bình thường.
2. Đề thi KHTN 7 giữa học kì 2 KNTT
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Khi nào hai thanh nam châm không hút nhau được?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
D. Cả A và C.
Câu 2: Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép?
A. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây.
B. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực dương của nguồn điện.
C. Khi cuộn dây được cuốn quanh lõi sắt.
D. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực âm của nguồn điện.
Câu 3: Cho thanh nam châm có đường sức từ như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các đường sức từ tại điểm A, B?
A. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trái sang phải.
B. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ phải sang trái.
C. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trái sang phải và tại điểm B có chiều từ phải sang trái.
D. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ phải sang trái và tại điểm B có chiều từ trái sang phải.
Câu 4: Cho mô hình Trái Đất như hình sau. Ta có thể coi Trái Đất là một "nam châm khổng lồ". Mô tả nào sau đây về đầu A là đúng?
A. Điểm A gần ứng với cực Bắc địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.
B. Điểm A gần ứng với cực Nam địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.
C. Điểm A là nơi có từ trường mạnh nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.
D. Điểm A là nơi có từ trường yếu nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự phát triển ở thực vật?
A. Cây cao lên và to ra.
B. Rễ cây dài ra.
C. Sự tăng kích thước của lá.
D. Cây mầm ra lá.
Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển?
A. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau.
B. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập.
C. Sinh trưởng gắn liền với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng.
D. Nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
Câu 7: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là
A. mô phân sinh đỉnh rễ.
B. mô phân sinh lóng.
C. mô phân sinh bên.
D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 8: Sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào gọi là
A. sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
B. sự sinh trưởng.
C. sự phát triển.
D. sự phân chia và biệt hóa tế bào.
Câu 9: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là
A. trứng → nhộng → sâu → bướm.
B. nhộng → trứng → sâu → bướm.
C. trứng → sâu → nhộng → bướm.
D. bướm → nhộng → sâu → trứng.
Câu 10: Việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho vật nuôi dùng làm thực phẩm cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?
A. Cần sử dụng đúng liều lượng.
B. Cần sử dụng đúng thời điểm.
C. Cần sử dụng đúng đối tượng vật nuôi.
D. Tất cả các nguyên tắc trên.
Câu 11: Cho bảng thông tin sau:
Cột A |
Cột B |
(1) Nhân tố môi trường bên trong (2) Nhân tố môi trường bên ngoài |
(a) Hormone (b) Nhiệt độ (c) Ánh sáng (d) Yếu tố di truyền (e) Nước (f) Chất dinh dưỡng (g) Giới tính |
Cách ghép nối cột A với cột B phù hợp là
A. 1-a,b,c,d; 2-e,f,g.
B. 1-a,d,g; 2-b,c,e,f.
C. 1-a,b,c; 2-d,e,f,g.
D. 1-a,d,f,g; 2-b,c,e.
Câu 12: Vào mùa đông, việc ủ rơm cho cây trồng có tác dụng
A. giúp cây hấp thụ ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
B. ủ ấm cho cây, giúp cây tập trung năng lượng để sinh trưởng và phát triển.
C. bảo vệ cây khỏi các sinh vật gây hại thường sinh sôi trong điều kiện nhiệt độ thấp.
D. cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển.
Câu 13: Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?
A. Bệnh quáng gà.
B. Bệnh bướu cổ.
C. Bệnh suy tim.
D. Bệnh còi xương.
Câu 14: Phát biểu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?
A. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
C. Thực vật và động vật biến nhiệt sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp dưới 0oC.
D. Sinh trưởng của động vật giảm khi trời lạnh nếu không được bổ sung thêm thức ăn.
Câu 15: Cho các biện pháp sau:
(1) Tạo giống lai giữa mướp đắng với mướp cho năng suất cao
(2) Điều chỉnh nhiệt độ buồng nuôi tằm để tạo điều kiện tốt nhất cho tằm phát triển
(3) Trồng xen canh mía và bắp cải để thu được hiệu quả kinh tế cao cho người trồng
(4) Xây dựng chuồng trại theo mô hình khép kín có máng ăn, uống tự động, quạt thông khí làm cho hiệu quả chăn nuôi được tăng rõ rệt
Số biện pháp là ứng dụng các nhân tố môi trường bên ngoài để điều hòa sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Nên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn vì
A. lúc này ánh sáng có nhiều tia cực tím nhất giúp cơ thể trẻ tổng hợp được nhiều vitamin D.
B. lúc này ánh sáng vừa giúp tổng hợp vitamin D vừa không quá mạnh khiến gây hại cho cơ thể trẻ.
C. lúc này ánh sáng có nhiều tia hồng ngoại nhất giúp cơ thể trẻ tổng hợp được nhiều vitamin E.
D. lúc này ánh sáng vừa giúp tổng hợp vitamin E vừa không quá mạnh khiến gây hại cho cơ thể trẻ.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu phương án đơn giản để xác định các cực một thanh nam châm cũ đã bị bong hết sơn và kí hiệu.
Câu 2 (2 điểm): Trình bày sự ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Lấy ví dụ về sự ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật.
Câu 3:
a) (1,5 điểm) Vẽ sơ đồ thể hiện các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam. Từ đó, cho biết những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của cây cam thể hiện sự phát triển?
b) (0,5 điểm) Dùng vôi vẽ một vòng quanh thân cây (ví dụ: cây phượng) cách mặt đất khoảng 1 m. Dự đoán khoảng cách từ mặt đất đến vết vôi ở các năm sau và giải thích.
Đáp án đề thi Khoa học tự nhiên 7 giữa kì 2 KNTT
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. D |
2. A |
3. B |
4. A |
5. D |
6. B |
7. B |
8. B |
9. C |
10. D |
11. B |
12. B |
13. D |
14. D |
15. C |
16. B |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Đưa cực Bắc một nam châm còn phân biệt rõ được cực Bắc – Nam lại gần một nam châm trên, đầu nào hút cực Bắc của nam châm mới thì đó là cực Nam của nam châm cũ và ngược lại.
Câu 2: (2 điểm)
- Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thiếu chất dinh dưỡng, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị ức chế, thậm chí là chết. Thừa chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng và phát triển cũng bị ảnh hưởng.
- Ví dụ:
+ Ở động vật: Nếu thiếu protein, động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.
+ Ở thực vật: Nếu thiếu nitrogen thì quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị ức chế, lá có màu vàng, thậm chí còn gây chết.
Câu 3: (2 điểm)
a) Sơ đồ thể hiện các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam: Hạt → Hạt nảy mầm → Cây con → Cây trưởng thành → Ra hoa, kết quả.
- Những biến đổi diễn ra trong đời sống của cây cam thể hiện sự phát triển là: sự nảy mầm thành cây con, sự ra rễ, sự ra lá, sự ra cành, sự ra hoa, kết quả,…
b) Qua các năm, khoảng cách từ mặt đất đến vòng vôi không đổi vì cây cao lên do mô phân sinh đỉnh (phía ngọn cây).
3. Đề thi KHTN 7 giữa học kì 2 Cánh diều
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh thép khi đặt nó trong lòng một cuộn dây có dòng điện chạy qua?
A. Thanh thép bị nóng lên.
B. Thanh thép trở thành một nam châm.
C. Thanh thép phát sáng.
D. Thanh thép bị chảy ra.
Câu 2: Hai đầu A, B của thanh nam châm chữ U trong hình vẽ tương ứng với từ cực nào?
A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.
Câu 3: Đường sức từ của Trái Đất có hình dạng
A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam.
B. những đường thẳng nối từ cực Bắc sang cực Nam.
C. những đường gấp khúc nối từ cực Bắc sang cực Nam.
D. những đường thẳng song song với hai cực ở hai bên.
Câu 4: Để nhận biết không gian xung quanh có từ trường hay không ta có thể dùng dụng cụ nào?
A. Điện kế.
B. La bàn.
C. Áp kế.
D. Tốc kế.
Câu 5: Sinh trưởng ở sinh vật là
A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
C. quá trình tăng về chiều cao và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
Câu 6: Sử dụng thức ăn thiếu protein thì vật nuôi thường sẽ có biểu hiện là
A. chậm lớn và gầy yếu.
B. còi xương và chậm lớn.
C. béo phì và còi xương.
D. còi xương và gầy yếu.
Câu 7: Sự xuất hiện hoa và hạt của cây hoa hướng dương là dấu hiệu của sự
A. sinh trưởng.
B. phát triển.
C. trao đổi chất.
D. chuyển hóa năng lượng.
Câu 8: Trong chăn nuôi, vào mùa đông, người ta thường lắp đèn để sưởi ấm cho vật nuôi nhằm cải thiện sức chống chịu cho vật nuôi. Ứng dụng này dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?
A. Đặc điểm của loài.
B. Nhiệt độ.
C. Ánh sáng.
D. Dinh dưỡng.
Câu 9: Mô phân sinh là
A. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.
B. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
C. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
D. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.
Câu 10: Các giai đoạn của quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa diễn ra trình tự nào dưới đây?
A. Hạt → Cây con → Cây mầm → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hình thành hạt.
B. Hạt → Hạt nảy mầm → Cây mầm → Cây con → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hình thành hạt.
C. Hạt → Hình thành hạt → Cây con → Cây mầm → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hạt nảy mầm.
D. Hạt nảy mầm → Hình thành hạt → Cây con → Cây mầm → Cây ra hoa → Cây trưởng thành → Cây tạo quả → Hạt.
Câu 11: Vụ xuân hè người ta thường trồng các loại cây nào sau đây?
A. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu.
B. Cây súp lơ xanh, su hào, cây bắp cải, cây họ Đậu.
C. Cây súp lơ xanh, cây su hào, cây bắp cải, rau cải, xà lách.
D. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây su hào, cây rau mùi, xà lách.
Câu 12: Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu Lan thu được chứng minh cho
A. quá trình quang hợp của cây.
B. quá trình sinh trưởng của cây.
C. quá trình hô hấp của cây.
D. quá trình phát triển của cây.
Câu 13: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính. Đó là
A. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
B. giai đoạn phôi và giai đoạn tiền phôi.
C. giai đoạn tiền phôi và giai đoạn hậu phôi.
D. giai đoạn phôi và giai đoạn trung gian.
Câu 14: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra ở
A. trong trứng đã thụ tinh.
B. trong cơ thể mẹ.
C. ngoài tự nhiên.
D. trong môi trường nước.
Câu 15: Biện pháp nào sau đây thường được áp dụng để điều khiển sinh trưởng và phát triển của đàn gia súc?
A. Cho gia súc uống thật nhiều nước.
B. Thực hiện các biện pháp biến đổi gene của gia súc.
C. Sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích.
D. Chăn nuôi gia súc đúng thời vụ.
Câu 16: Cần phải giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm để
A. hạn chế tối đa nguy cơ hóa chất gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
B. hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
C. hạn chế tối đa nguy cơ chất phóng xạ gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
D. hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Có 3 thanh nam châm thẳng: AB, CD, EF. Nếu đưa đầu B lại gần đầu C thì hai đầu hút nhau. Nếu đưa đầu D lại gần đầu F thì hai đầu đẩy nhau. Biết E là cực Nam của nam châm EF. A sẽ là cực nào?
Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Câu 3 (2,5 điểm):
a) (2 điểm): Trình bày 4 ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
b) (0,5 điểm): Hãy nêu quan điểm của em về thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 KHTN 7 Cánh diều
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. B |
2. C |
3. A |
4. B |
5. D |
6. A |
7. B |
8. B |
9. D |
10. B |
11. A |
12. B |
13. A |
14. A |
15. C |
16. B |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Vì đầu E là cực Nam nên đầu F là cực Bắc.
Đầu D đẩy đầu F nên đầu D cũng là cực Bắc => đầu C là cực Nam.
Đầu C hút đầu B nên đầu B là cực Bắc => Đầu A là cực Nam.
Câu 2: (1,5 điểm)
Ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:
- Nước rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Khi thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.
- Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau thì nhu cầu nước của cơ thể có thể thay đổi. Ví dụ: Cây mía non cần nhiều nước nhưng cây mía trưởng thành thì nhu cầu nước của nó lại giảm đi.
Câu 3:
a) (2 điểm)
Một số ứng dụng về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật:
- Sử dụng đèn vào ban đêm giúp cho thanh long ra quả trái vụ.
- Chiếu sáng trên 16 giờ cho cây hoa lay ơn để có búp to hơn và hoa bền hơn.
- Làm mái che để tránh ánh sáng trực tiếp cho cây phong lan sinh trưởng và phát triển.
- Tạo điều kiện hạn ngắn ngày để kích thích sự ra hoa của cây hoa giấy.
b) (0,5 điểm)
* Gợi ý: HS trả lời được hai ý sau:
- Hạn chế sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sử dụng chất kích thích.
- Sử dụng chất kích thích phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và đảm bảo tỉ lệ, thời gian cho phép đối với sức khỏe con người.
.....................
Trên đây là Bộ Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn KHTN 7 năm 2023 - 2024. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, chuẩn bị kỹ lưỡng cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo thêm các đề thi khác tại chuyên mục Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 trên Tìm Đáp Án. Chuyên mục tổng hợp các đề thi giữa học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, là tài liệu hữu ích cho các em luyện đề cũng như các thầy cô giáo tham khảo ra đề thi.
Mời các bạn tham khảo thêm các chuyên mục giải bài tập SKG lớp 7 mới trên Tìm Đáp Án:
- Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Khoa học tự nhiên 7 KNTT
- Khoa học tự nhiên 7 CD