Tổng hợp đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Vật lý
Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Vật lý để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập nhé. Bài viết được tổng hợp gồm các nội dung kiến thức ôn tập môn Vật lý lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây.
- Tóm tắt công thức Vật lý lớp 11
- Giải bài tập trang 203 SGK Vật lý lớp 11: Mắt
SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC … MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
|
ĐỀ CHÍNH THỨC |
Mã đề thi 134 |
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Môt khung dây dẫn có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích mỗi vòng dây là 2dm2. Cảm ứng từ được làm giảm đều đặn từ 0,5T đến 0,2T trong thời gian 0,1s. Suất điện động trong toàn khung dây có độ lớn là giá trị nào sau đây ?
A. 0,6V
B. 6V
C. 60V
D. 12V
Câu 2: Một khung dây tròn bán kính 4cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng có cường độ 0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung.
A. 1,7.10-5T
B. 3,7.10-5T
C. 4,7.10-5T
D. 2,7.10-5T
Câu 3: Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi đều theo thời gian, trong 0,01s cường độ dòng điện tăng đều từ 1A đến 2A thì suất điện động tự cảm trong ống dây là 20V. Tính hệ số tự cảm của ống dây?
A. 0,1H;
B. 0,2H;
C. 0,4H;
D. 0,3H;
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.
B. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.
C. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.
D. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 5: Một hình vuông cạnh 5cm được đặt trong từ trường đều B = 0,01T. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung trong 10-3s để mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ. Suất điện động trung bình xuất hiện trong khung là:
A. 25mV
B. 250mV
C. 2,5mV
D. 0,25mV
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường thẳng song song với dòng điện.
B. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn.
C. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường thẳng song song cách đều nhau.
D. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường tròn.
Câu 7: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106m/s vào trong từ trường đều B = 0,01T chịu tác dụng của lực Lorenxơ 16.10-16N . Góc hợp bởi véctơ vận tốc và hướng đường sức từ trường là:
A. 600
B. 300
C. 900
D. 450
Câu 8: Tính chất cơ bản của từ trường là:
A. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
B. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ.
Câu 10: Lực lo-ren-xơ xuất hiện khi:
A. Một hạt mang điện chuyển động trong từ truờng
B. Một hạt mang điện đứng yên trong từ truờng
C. Một hạt mang điện chuyển động lại gần vùng từ truờng
D. Một hạt mang điện chuyển động trong điện trường
Câu 11: Định luật Len-xơ được dùng để :
A. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín .
B. Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín .
C. Xác định cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín .
D. Xác định sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín , phẳng.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đường sức từ mau (dày) ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.
B. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
C. Các đường sức từ có thể là những đường cong khép kín.
D. Các đường sức từ trong từ trường có thể cắt nhau.
Mời bạn đọc cùng tải về file tài liệu để xem đầy đủ nội dung thông tin
Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Vật lý. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được những nội dung kiến thức ôn tập cho thi giữa học kì 2 môn Vật lý. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập môn Vật lý 11. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, Tìm Đáp Án mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Toán 11, Tiếng Anh 11, Ngữ văn 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...