20 đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9

20 đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết là bộ đề thi gồm 20 đề thi ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Bộ tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện, củng cố kiến thức, các dạng bài tập để trong các kì thi học sinh giỏi đạt được kết quả tốt. Mời các bạn tham khảo chi tiết bộ đề thi này.

 

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

 

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC

Môn :   Hóa học   -  lớp 9

Thời gian làm bài 150 phút

A- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.

Câu 1. Dùng quặng he–ma–tit  và than cốc (chứa 100% C) để sản xuất ra gang, nếu sản xuất được 200 tấn gang, loại gang có chứa 5% C và 95% Fe, thì lượng C cần dùng là :

A. 61,0714 tấn                  B. 65,0714 tấn         C. 71,0714 tấn                   D. 75,0714 tấn

     (Coi hiệu suất các phản ứng là 100%)

Câu 2. Dãy nào trong các dãy sau đây có tất cả các chất đều tác dụng được với dd BaCl:

A. SO2, K2SO4, K2CO3, Na2SO4 .                      B. SO3, P2O5, K2SO4, KHSO4 ;          

C. SO3, Na2SO4, Ba(HSO4)2, KHSO4                D. SO3, Na2SO4, K2SO4, KHSO3

B- PHẦN TỰ LUẬN.

Câu 1 : Chỉ được dùng H2O, khí CO2 hãy nhận biết các gói bột có màu trắng bạc chứa : NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4

Câu 2 : Quặng nhôm có Al2O3 lẫn với tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Hãy nêu phương pháp hóa học để tách riêng các chất  ra khỏi quặng nhôm ?

Câu 3:  Viết phương trình hóa học cho mỗi chuyển đổi sau:

Câu 4. 

Từ hỗn hợp X chứa MgCO3 , K2CO3 , BaCO3. Nêu phương pháp hoá học điều chế ba kim loại riêng biệt : Mg, K, Ba. Viết các phương trình hoá học xảy ra.

Câu 5: Cho hỗn hợp A gồm Nhôm và một kim loại hoá trị II. Hoà tan A vừa đủ trong dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch B và khí C. Cho B tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thấy tách ra 93,2 gam kết tủa trắng. Lọc kết tủa rồi cô cạn nước lọc thu được 36,2 gam muối khô.

1)Tính thể tích khí C (đktc) thoát ra và khối lượng của hỗn hợp A.

2) Tìm kim loại chưa biết, nếu trong hỗn hợp A số mol kim loại đó lớn hơn 33,33% số mol của Nhôm.

 

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
 

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC

Môn :   Hóa học  -   lớp 9

Thời gian làm bài 150 phút

Câu1 :(3,0 điểm) 

Cã 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (kh«ng trïng kim loại cũng như gốc axit) l: Clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Ag.

a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch muối nào?

b) Nêu phương pháp hoá học phân biệt  4 ống nghiệm đó.

Câu 2: (3,0 điểm)

Cần trộn khí CO và CO2 theo tỉ lệ về thể tích nào để thu được một hỗn hợp khí có khối lượng riêng bằng khối lượng riêng của khí Oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. 

(Cho O = 16; C = 12)

Câu 3: (2,75 điểm) 

Nung nóng Cu trong không khí , sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rắn A trong H2SO4 đặc, nãng (vừa đủ) được dung dịch B và khÝ D cã mïi  xốc. Cho Natri kim loại vào dung dịch B thu dược khÝ  G và kết tủa M Cho khÝ D t¸c dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, E vừa t¸c dụng với dd BaCl2 vừa t¸c dụng với dd NaOH. 

          H·y viết c¸c phương tr×nh phản ứng xảy ra trong c¸c thÝ  nghiệm trªn.

Câu 4: (2,75 điểm)

Từ quặng pirit (FeS2), NaCl, H2O, chất xúc tác và các điều kiện cần thiết khác, hãy viÕt c¸c phương trình hoá học điều chế: dd FeCl3, FeSO4, Fe­2(SO4)3 và Fe(OH)3. 

Câu 5: (5 điểm)

Cho 27,4 gam Ba vào 500 gam dd hỗn hợp gồm CuSO4 2% và (NH4)2SO4 1,32% rồi đun nóng để đuổi hết NH3. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng được khí A, kết tủa B, dung dịch C.

            a) Tính thể tích khí A ở ĐKTC 

            b) Lấy kết tủa B rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ?

            c) Tính nồng độ % của chất tan trong dung dịch C.

                        (Cho Ba = 137; N = 14; H = 1; O = 16; S = 32; Cu = 64)

Câu 6: (3,5 điểm) 

                          (Cho : H =1; N =14 ; O =16 ; S = 32, Fe = 56 , Ba = 137,Cu = 64)

Khi hòa tan hết cùng một lượng kim loại R vào dung dịch H2­SO4 loãng vừa đủ và vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thì lượng khí Hvà NO thoát ra có thể tích bằng nhau (ở cùng điều kiện). Đem cô cạn hai dung dịch sau phản ứng thì nhận được khối  lượng muối sunfat bằng 62,81% khối lượng muối nitrat. Xác định kim loại  R .

 

 

Ngoài 20 đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 9, Ngữ văn 9, Tiếng Anh 9, Vật lý 9, Hóa học 9, Sinh học 9…., Sách giáo khoa lớp 9, Sách điện tử lớp 9, Tài liệu hay và chất lượng khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!




Từ khóa