10 phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn Hóa học - 25 đề thi thử
Tìm Đáp Án đã tổng hợp đầy đủ bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học có đáp án và 25 đề thi thử cho các em học sinh, đây được coi như là một hành trang để các em học sinh ôn luyện tốt trong kỳ thi THPT Quốc Gia môn Hóa học. Mời các em học sinh và thầy cô tham khảo.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU | 3 |
Phần thứ nhất: 10 PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC |
4 |
Phương pháp 1: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng | 4 |
Phương pháp 2: Bảo toàn mol nguyên tử | 13 |
Phương pháp 3: Bảo toàn mol electron | 22 |
Phương pháp 4: Sử dụng phương trình ion - electron | 36 |
Phương pháp 5: Sử dụng các giá trị trung bình | 49 |
Phương pháp 6: Tăng giảm khối lượng | 60 |
Phương pháp 7: Qui đổi hỗn hợp nhiều chất về số lượng chất ít hơn | 71 |
Phương pháp 8: Sơ đồ đường chéo | 77 |
Phương pháp 9: Các đại lượng ở dạng khái quát | 85 |
Phương pháp 10: Tự chọn lượng chất | 97 |
Phần thứ hai: 25 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG | 108 |
Đề số 01 | 108 |
Đề số 02 | 115 |
Đề số 03 | 122 |
Đề số 04 | 129 |
Đề số 05 | 136 |
Đề số 06 | 143 |
Đề số 07 | 150 |
Đề số 08 | 157 |
Đề số 09 | 163 |
Đề số 10 | 170 |
Đề số 11 | 177 |
Đề số 12 | 185 |
Đề số 13 | 193 |
Đề số 14 | 201 |
Đề số 15 | 209 |
Đề số 16 | 216 |
Đề số 17 | 223 |
Đề số 18 | 231 |
Đề số 19 | 238 |
Đề số 20 | 247 |
Đề số 21 | 254 |
Đề số 22 | 262 |
Đề số 23 | 270 |
Đề số 24 | 277 |
Đề số 25 | 284 |
Phần thứ ba: ĐÁP ÁN 25 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG |
291 |
Đáp án đề 01 | 291 |
Đáp án đề 02 | 291 |
Đáp án đề 03 | 291 |
Đáp án đề 04 | 292 |
Đáp án đề 05 | 292 |
Đáp án đề 06 | 292 |
Đáp án đề 07 | 292 |
Đáp án đề 08 | 293 |
Đáp án đề 09 | 293 |
Đáp án đề 10 | 293 |
Đáp án đề 11 | 293 |
Đáp án đề 12 | 294 |
Đáp án đề 13 | 294 |
Đáp án đề 14 | 294 |
Đáp án đề 15 | 294 |
Đáp án đề 16 | 295 |
Đáp án đề 17 | 295 |
Đáp án đề 18 | 295 |
Đáp án đề 19 | 295 |
Đáp án đề 20 | 296 |
Đáp án đề 21 | 296 |
Đáp án đề 22 | 296 |
Đáp án đề 23 | 296 |
Đáp án đề 24 | 297 |
Đáp án đề 25 | 297 |
LỜI NÓI ĐẦU
Để giúp cho Giáo viên và học sinh ôn tập, luyện tập và vận dụng các kiến thức vào việc giải các bài tập trắc nghiệm môn hóa học và đặc biệt khi giải những bài tập cần phải tính toán một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất đồng thời đáp ứng cho kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn: 10 phương pháp giải nhanh trắc nghiệm hóa học và 25 đề thi thử tuyển sinh đại học và cao đẳng.
Cấu trúc của cuốn sách gồm 3 phần:
Phần I: 10 phương pháp giải nhanh trắc nghiệm hóa học.
Ở mỗi phương pháp giải nhanh trắc nghiệm hóa học chúng tôi đều trình bày phần hướng dẫn giải mẫu chi tiết những bài tập trắc nghiệm khó, giúp học sinh có cách nhìn nhận mới về phương pháp giải bài tập trắc nghiệm thật ngắn gọn trong thời gian nhanh nhất, bảo đảm tính chính xác cao. Để giải bài tập trắc nghiệm nhanh trong vòng từ 1-2 phút chúng ta phải biết phân loại và nắm chắc các phương pháp suy luận. Việc giải bài tập trắc nghiệm không nhất thiết phải theo đúng qui trình các bước giải, không nhất thiết phải sử dụng hết các dữ kiện đầu bài và đôi khi không cần viết và cân bằng tất cả các phương trình phản ứng.
Phần II: 25 đề thi thử tuyển sinh đại học, cao đẳng. Các đề thi được xây dựng với nội dung đa dạng phong phú với hàm lượng kiến thức hoàn toàn nằm trong chương trình hóa học THPT theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ đề thi có độ khó tương đương hoặc cao hơn các đề đã được sử dụng trong các kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng gần đây.
Phần III: Đáp án của bộ 25 đề thi đã giới thiệu ở phần II.
Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên và học sinh THPT.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp xây dựng của Quí Thầy,Cô giáo, các đồng nghiệp và bạn đọc.
Các tác giả.
Hà Nội tháng 1 năm 2008
Phần thứ nhất
10 PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC
Phương pháp 1
ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Nguyên tắc của phương pháp này khá đơn giản, dựa vào định luật bảo toàn khối lượng: “Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành trong phản ứng”. Cần lưu ý là: không tính khối lượng của phần không tham gia phản ứng cũng như phần chất có sẵn, ví dụ nước có sẵn trong dung dịch.
Khi cô cạn dung dịch thì khối lượng muối thu được bằng tổng khối lượng các cation kim loại và anion gốc axit.
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Tính giá trị m.
A. 105,6 gam. B. 35,2 gam. PC. 70,4 gam. D. 140,8 gam.
Hướng dẫn giải
Các phản ứng khử sắt oxit có thể có:
3Fe2O3 + CO → 2Fe3O4 + CO2 (1) (đk to)
Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2 (2) (đk to)
FeO + CO → Fe + CO2 (3) (đk to)
Như vậy chất rắn A có thể gồm 3 chất Fe, FeO, Fe3O4 hoặc ít hơn, điều đó không quan trọng và việc cân bằng các phương trình trên cũng không cần thiết, quan trọng là số mol CO phản ứng bao giờ cũng bằng số mol CO2 tạo thành.
nB = 11,2:22,5= 0,5 MOL
Gọi x là số mol của CO2 ta có phương trình về khối lượng của B:
44x + 28(0,5 - x) = 0,5 × 20,4 × 2 = 20,4
nhận được x = 0,4 mol và đó cũng chính là số mol CO tham gia phản ứng.
Theo ĐLBTKL ta có:
mX + mCO = mA + mco2
⇒ m = 64 + 0,4 × 44 - 0,4 × 28 = 70,4 gam. (Đáp án C)
Ví dụ 2: Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 rượu no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là bao nhiêu?
A. 0,1 mol.
B. 0,15 mol.
C. 0,4 mol.
PD. 0,2 mol.
Hướng dẫn giải
Ta biết rằng cứ 3 loại rượu tách nước ở điều kiện H2SO4 đặc, 140oC thì tạo thành 6 loại ete và tách ra 6 phân tử H2O.
Theo ĐLBTKL ta có:
mH20 =m r u - m ete = 132,8 - 11,2 = 21,6 gam
⇒ mh20 = 21,8 :18 = 1,2 mol.
Mặt khác cứ hai phân tử rượu thì tạo ra một phân tử ete và một phân tử H2O do đó số mol H2O luôn bằng số mol ete, suy ra số mol mỗi ete là mol. (Đáp án D)
Nhận xét: Chúng ta không cần viết 6 phương trình phản ứng từ rượu tách nước tạo thành 6 ete, cũng không cần tìm CTPT của các rượu và các ete trên. Nếu các bạn xa đà vào việc viết phương trình phản ứng và đặt ẩn số mol các ete để tính toán thì không những không giải được mà còn tốn quá nhiều thời gian.
Ví dụ 3: Cho 12 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 11,2 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch A.
A. 36,66% và 28,48%.
B. 27,19% và 21,12%.
C. 27,19% và 72,81%.
D. 78,88% và 21,12%.
Mời các bạn tải đầy đủ bộ tài liệu để tham khảo.