Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy

Bề mặt Trái Đất là mặt cong, còn bản đồ là mặt phẳng. Vì vậy muốn vẽ được bản đồ người ta phải chiếu các điểm trên mặt cong của Trái Đất hoặc dựa vào các phương pháp toán học để vẽ chúng lên mặt phẳng của giấy.


1. Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy

Bề mặt Trái Đất là mặt cong, còn bản đồ là mặt phẳng. Vì vậy muốn vẽ được bản đồ người ta phải chiếu các điểm trên mặt cong của Trái Đất hoặc dựa vào các phương pháp toán học để vẽ chúng lên mặt phẳng của giấy.

Nếu ta dàn bề mặt quả Địa cầu theo các đường kinh tuyến để chuyển thành mặt phẳng thì sẽ có bản đồ như hình 4.

Như vậy khi chuyển từ mặt cong ra mặt phẳng các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều có sự biến dạng nhất định, so với hình dạng thực trên bề mặt Trái Đất. Tùy theo các cách chiếu đồ khác nhau, mà chúng ta có các bản đổ khác nhau.

Các vùng đất được biểu hiện trên bản đồ có thế đúng diện tích, nhưng sai hình dạng, hoặc đúng hình dạng nhưng sai diện tích..v.v.. Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ, thì sự biến dạng càng rõ rệt. Vì vậy người sử dụng bản đồ phải biết ưu điểm và hạn chế của từng loại bản đồ để biết cách sử dụng cho phù hợp với mục đích của mình.

Bài giải tiếp theo
Thu thập thông tin và dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Quan sát bản đồ hình 5 cho biết bản đồ này khác bản đồ hình 4 ở chỗ nào?
Vì sao diện tích đảo Gron-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ ?
Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kính, vĩ tuyến ở các bản đồ hình 5, 6, 7.
Bài 1 trang 11 SGK Địa lí 6
Bài 2 trang 11 SGK Địa lí 6
Bài 3 trang 11 SGK Địa lí 6

Bài học bổ sung
Bài 59: Trái đất quả địa cầu (VBT)