Trả lời Thực hành 1 trang 17 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo

a) Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa: 3.3.3;              6.6.6.6. b) Phát biểu hoàn thiện các câu sau: 3^2 còn gọi là “3…” hay “…của 3”;  5^3 còn gọi là “5…” hay “…của 5”. c) Hãy đọc các lũy thừa sau và chỉ rõ cơ số, số mũ: 3^10; 10^5


Đề bài

a) Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa: 3.3.3;              6.6.6.6.

b) Phát biểu hoàn thiện các câu sau:

\({3^2}\) còn gọi là “3…” hay “…của 3”;  \({5^3}\) còn gọi là “5…” hay “…của 5”.

c) Hãy đọc các lũy thừa sau và chỉ rõ cơ số, số mũ: \({3^{10}}\); \({10^5}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lũy thừa bậc n của a, kí hiệu \({a^n}\), là tích của n thừa số a.

\({a^n} = a.a.\,\,....\,\,a\,(n \ne 0)\)(n thừa số a)

Ta đọc \({a^n}\) là “a  n” hoặc “a lũy thừa n” hoặc “lũy thừa bậc n của a”.

Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ.

Lời giải chi tiết

a) \(3.3.3 = {3^3}\);  \(6.6.6.6 = {6^4}\)

b)

\({3^2}\) còn gọi là “3 mũ 2” hay “bình phương của 3”;  \({5^3}\) còn gọi là “5 mũ 3” hay “lập phương của 5”.

c) Ba mũ mười có cơ số là 3 và số mũ là 10

Mười mũ năm có cơ số là 10 và số mũ là 5

Bài giải tiếp theo
Trả lời Hoạt động khám phá 2 trang 17 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời Thực hành 2 trang 17 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời Hoạt động khám phá 3 trang 17 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo
Trả lời Thực hành 3 trang 17 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo
Các dạng bài tập về lũy thừa với số mũ tự nhiên

Video liên quan



Từ khóa