Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên Toán 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Bài 4. Lũy thừa với số mũ số tự nhiên
1. Lũy thừa
Lũy thừa bậc n của a, kí hiệu \({a^n}\), là tích của n thừa số a.
\({a^n} = \underbrace {a.a...a}_{}\begin{array}{*{20}{c}}{}&{(n \ne 0)}\end{array}\)
Ta đọc là “a mũ n” hoặc “a lũy thừa n” hoặc “lũy thừa bậc n của a”.
Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ.
Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau được gọi là phép nâng lên lũy thừa.
Đặc biệt, \({a^2}\)còn được gọi là a bình phương hay bình phương của a và \({a^3}\)còn được đọc là a lập phương hay lập phương của a.
Quy ước: \({a^1} = a\)
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Khi nhân lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
\({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\)
3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
\({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\begin{array}{*{20}{c}}{}&{\left( {a \ne 0;m \ge n} \right)}\end{array}\)
Quy ước: \({a^0} = 1\left( {a \ne 0} \right).\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên Toán 6 Chân trời sáng tạo timdapan.com"