Trả lời câu hỏi mục IV trang 50 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo

- Em hãy kể tên một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Quốc thời cổ đại? - Em có đồng ý với quan điểm: “Tiên học lễ, hậu học văn” không? Lí giải sự lựa chọn của em?


Câu 1

Em hãy kể tên một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Quốc thời cổ đại?

Phương pháp giải:

xem lại thông tin trong bài, liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Quốc thời cổ đại.

Thành tựu

Đặc điểm

Tư tưởng

Xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng khác nhau như : Nho gia, đạo gia,… nhưng nổi bật với Nho gia nhấn mạnh tôn ti trật tự, bồn phận,…

Chữ viết

Người Trung Quốc dùng chữ tương hình được khắc trên mai rùa, xương thú, chuông và phổ biến là khắc trên tre và trúc.

Văn học, sử học

- Tác phẩm văn học cổ nhất là Kinh Thi.

- bộ Sử kí của Tư Mã Thiên được coi là công trình sử học đồ sộ trong thời đại

Y học

Phát triển với nhiều cách chữa bệnh bằng thảo dược, bấm huyệt, châm cứu,…

Kĩ thuật

Nhiều phát minh quan trọng: đo động đất, kĩ thuật tơ lụa, kĩ thuật làm giấy,…

Kiến trúc và điêu khắc

Nhiều cung điện, đền, tháp,lăng tẩm,... tiêu biểu nhất là Vạn lí trường thành


Câu 2

Em có đồng ý với quan điểm: “Tiên học lễ, hậu học văn” không? Lí giải sự lựa chọn của em?

Phương pháp giải:

xem lại thông tin trong bài, liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

- Câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là gì? “Tiên” là trước tiên đầu tiên; “hậu” là sau đó; “lễ” là lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách, cái tâm của con người. “Văn” là văn hóa, kiến thức kĩ năng. Vì vậy, câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là nhấn mạnh việc trước tiên là học đạo đức lễ nghĩa làm người sau đó mới học kiến thức, kĩ năng làm việc và lao động trong cuộc sống.

Quan điểm coi trọng giáo dục đạo đức, coi trọng việc học để làm người của cha ông ta vẫn còn phù hợp với ngày hôm nay. Vì đạo đức là cái gốc của con người, là thước đo phẩm chất giá trị của nhân cách. Con người có đạo đức, biết sống có lễ nghĩa thì sẽ được mọi người yêu mến, quí trọng, xã hội sẽ ngày tốt đẹp. Lòng hiếu thảo của những người thanh niên nghèo vừa học vừa nuôi mẹ... Tất cả những con người đáng khâm phục đó đều là những người có phẩm chất đạo đức

Là học sinh, chúng ta cần nhận thức tầm quan trọng của việc trau dồi đạo đức, lễ nghĩa, học cách làm người. Ngoài ra chúng ta cần coi trọng việc rèn luyện những “kĩ năng mềm” song song với việc học tri thức. Và học tập chăm chỉ, có những hành động để thể hiện mình là người có tư cách, phẩm chất đạo đức

Như vậy, em đồng ý với  quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” , đây là một tư tưởng đạo lí rất sâu sắc. Hãy biết học cái lễ rèn luyện cái tâm, bên cạnh học để lĩnh hội tri thức. Có như vậy, mỗi chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành và hoàn thiên về nhân cách. Một xã hội thật sự tốt đẹp đang chờ đón chúng ta ở phía trước...

Bài giải tiếp theo
Soạn giải bài 1 phần luyện tập và vận dụng trang 52 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng
Soạn giải bài 2 phần luyện tập và vận dụng trang 52 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo
Soạn giải bài 3 phần luyện tập và vận dụng trang 52 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng
Lý thuyết Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo


Từ khóa