Trả lời câu hỏi Bài 13 trang 45 SGK Toán 6 Tập 2

Trả lời câu hỏi Bài 13 trang 45 Toán 6 Tập 2 . Viết các hỗn số dưới dạng phân số


Câu hỏi 2

Viết các hỗn số dưới dạng phân số: \(\displaystyle 2{4 \over 7};\,\,\,\,\,\,\,\,\,4{3 \over 5}\)

Phương pháp giải:

Sử dụng \(a\dfrac{b}{c} = \dfrac{{a.c + b}}{c}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \( \displaystyle 2{4 \over 7} = {{2.7 + 4} \over 7} = {{18} \over 7}\)

Ta có: \( \displaystyle 4{3 \over 5} = {{4.5 + 3} \over 5} = {{23} \over 5}\) 


Câu hỏi 3

Viết các phân số sau đây dưới dạng số thập phân

\(\dfrac{{27}}{{100}};\,\,\,\dfrac{{ - 13}}{{1000}};\,\,\dfrac{{261}}{{100000}}\)

Phương pháp giải:

Số thập phân gồm hai phần:

  - Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy;

  - Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.

Số chữ số thập phân bằng đúng số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân.

Lời giải chi tiết:

Ta có \(\dfrac{{27}}{{100}} = 0,27;\,\,\,\dfrac{{ - 13}}{{1000}} =  - 0,013;\)\(\dfrac{{261}}{{100000}} = 0,00261\) 


Câu hỏi 4

Viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số thập phân

\(1,21\,\,;\,\,0,07\,\,;\,\, - 2,013\)

Phương pháp giải:

Phân số thập phân là phân số có mẫu là một lũy thừa của 10. 

Số chữ số thập phân bằng đúng số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân.

Lời giải chi tiết:

\(1,21 = \dfrac{{121}}{{100}}\,\,;\,\,0,07 = \dfrac{7}{{100}};\)\( - 2,013 = \dfrac{{ - 2013}}{{1000}}\)



Từ khóa phổ biến