Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục CD 8

Mô-li-e (1622 - 1673) sinh trưởng ở Pa-ri, trong một gia đình buôn bán giàu có. Cha là một thương gia nổi tiếng, sau được phong một chức quan nhỏ hầu cận nhà vua


Mở bài

MB 1

     Mô-li-e (1622 - 1673) sinh trưởng ở Pa-ri, trong một gia đình buôn bán giàu có. Cha là một thương gia nổi tiếng, sau được phong một chức quan nhỏ hầu cận nhà vua. Người cha muốn con trai kế tục chức vị của mình nhưng Mô-li-e từ chối và hăm hở bước vào lĩnh vực nghệ thuật sân khấu. Sau này, ông trở thành nhà biên kịch lớn của châu Âu thế kỉ XVII và là người sáng lập ra nền hài kịch cổ điển Pháp.

MB 2

     Đây là trích đoạn trong vở hài kịch nổi tiếng của Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (lớp 5, hồi II). Nói đến kịch phải nói đến xung đột kịch. Nhưng đi vào hài kịch thì cái mà người xem chú ý nhất lại là nghệ thuật gây cười. Trong những tình huống nhất định, nhân vật chính của hài kịch xuất hiện đem đến cho người xem những nụ cười sảng khoái. Đạt đến mức ấy, vở kịch đã thành công.

MB 3

     Ở nước Pháp, ngày nay, người dân vẫn truyền nhau câu chuyện về một nhà văn vĩ đại: “Đức Chúa Trời muốn cho loài người được thưởng thức thú vui và khoái cảm của hài kịch, Đức Chúa Trời đã sáng tạo ra Mô-li-e; và từ trên cao vời vợi, Chúa thả ông xuống, để ông muốn rơi vào nước nào thì tuỳ, Mô-li-e đã rơi xuống nước Pháp, tạo ra tiếng cười đặc trưng kiểu Pháp”. Mô-li-e không chỉ là nhà hài kịch vĩ đại của riêng nước Pháp mà của cả thế giới.

MB 4

     Với tài gây cười bằng những chi tiết về lời thoại lẫn động tác phù hợp và sinh động, Mô-li-e đã thành công với “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”. Thời nào cũng có những kẻ lố lăng mua danh mua tước, cũng có những kẻ trục lợi nhờ tài bịp bợm, nịnh hót…

MB 5

     Mô-li-e là một nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Lão hà tiện, người bệnh tưởng… Trong đó “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là tác phẩm vô cùng tiêu biểu của ông và đoạn trích “Trưởng giả học làm sang” là một đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm đó. Đoạn trích nói về câu chuyện của ông Giuốc-đanh khao khát sự quyền quý, sang trọng và ông thực hiện khao khát đó bằng việc khoác lên mình những bộ trang phục cao quý cùng với đó là sự ảo tưởng vô cùng hài hước về khao khát đó.


Kết bài

KB 1

     Đoạn trích đã xây dựng rất thành công tâm lí nhân vật, hoàn hảo trong khắc họa tính cách nhân vật, đối lập giữa sự ngờ nghệch, ảo tưởng, dốt nát, khao khát sự hào nhoáng bên ngoài của ông Giuốc-đanh là tính cách lanh lợi, khéo léo của tên thợ may, sự nịnh hót, tâng bốc của tay thợ phụ càng đẩy vở kịch trở nên cao trào và vô cùng hấp dẫn.

KB 2

     Với tài gây cười bằng những chi tiết về lời thoại lẫn động tác phù hợp và sinh động, Mô-li-e đã thành công với Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Thời nào cũng có những kẻ lố lăng mua danh mua tước, cũng có những kẻ trục lợi nhờ tài bịp bợm, nịnh hót. Bởi vậy, dù là hài kịch cổ điển nhưng Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục vẫn mang tính phê phán giúp khán giả thế kỷ XXI tránh xa những thói hư tật xấu mà vở kịch đã nêu ra.

KB 3

     Tôi hiểu rằng, vì sao nhà phê bình văn học Sainte-Beuve, thế kỉ XIX, khẳng định rằng: “Nếu tổ chức một đại hội các nhà văn lớn từ cổ, chí kim trên toàn thế giới thì người đại diện duy nhất cho văn đàn Pháp phải là Mô-li-e chứ không phải một ai khác”, cống hiến đến hơi thở cuối cùng cho nghệ thuật, nhà hài kịch Mô-li-e xứng đáng có được vị trí cao quý đó.

KB 4

     Có thể nói thái độ châm biếm, đả kích của Mô-li-e đối với giai cấp tư sản hãnh tiến được thể hiện rất rõ trong vở hài kịch xuất sắc này. Tính cách lố lăng, rởm đời của Giuốc-đanh vừa có đặc điểm riêng, vừa mang tính xã hội rất cao. Nhân vật này đã vượt khỏi giới hạn là tác phẩm của một thời (thế kỉ XVII) trong nền văn chương Pháp để trở thành hình tượng nghệ thuật độc đáo, mang tính khái quát muôn đời.

KB 5

     Qua đây có thể thấy được nhà viết kịch Mo-li-e thật sự thành công khi xây dựng nhân vật Giuốc-đanh này. đồng thời qua đây tác giả phê phán những người ham danh hão, muốn học người ta làm quý tộc trong khi bản thân không biết gì, để cho những nhân vật kia lừa gạt một cách trắng trợn.Vở hài kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là lời cảnh báo cho những kẻ bị tha hóa về nhân cách, hoang tưởng về mình, ham thích những thứ mình không thể có và không nên có.

Nguồn: sưu tầm