Tổng hợp 5 đề giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều có đáp án
Công dụng của ống đong là A. đo khối lượng B. đo thể tích C. bảo quản hóa chất D. đun nóng Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?
Đề 1
I. Trắc nghiệm ( 7,5 điểm)
Câu 1: Công dụng của ống đong là
A. đo khối lượng B. đo thể tích C. bảo quản hóa chất D. đun nóng
Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?
A. Nước hồ bị bốc hơi khi trời nắng. B. Diêm bị cháy khi quẹt vào vỏ hộp diêm.
C. Thịt bị cháy khi nướng. D. Pháo hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ.
Câu 3: Sản phẩm của phản ứng: natri (sodium) + oxygen → sodium oxide là
A. natri (sodium). B. oxygen.
C. sodium oxide. D. natri (sodium) và oxygen.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?
A. Phản ứng nung đá vôi CaCO3. B. Phản ứng đốt cháy khí gas.
C. Phản ứng hòa tan viên C sủi vào nước. D. Phản ứng phân hủy đường.
Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:
A. Mol là lượng chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử đó
B. Mol là khối lượng của chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó
C. Mol là thể tích của chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó
D. Mol là nồng độ của chất có chứa NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó
Câu 6: Cho 20 gam muối ăn vào cố chứa 100g nước, dùng đũa khuấy đều cho đến khi muối ăn tan hết. Khối lượng nước muối thu được trong cốc nước là:
A. 100g B. 20g C. 80g D. 120g
Câu 7: Khối lượng của CuSO4 có trong 100ml dung dịch CuSO4 0,5 M là
A. 80 gam
B. 160 gam
C. 16 gam.
D. 8 gam.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,24 gam phosphorus trong bình chứa 1,92 gam khí oxygen (ở dktc) tạo thành phosphorus pentoxide ( P2O5). Khối lượng chất còn dư sau phản ứng là
A. 0,68gam.
B. 0,64 gam.
C. 0,16 gam.
D. 0,32 gam.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ cần vận dụng một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.
B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng mới tăng được tốc độ của phản ứng.
C. Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng để làm tăng tốc độ của phản ứng.
D. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để làm tăng tốc độ của phản ứng.
Câu 10: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
A. Nước muối. B. Giấm ăn.
C. Nước chanh. D. Nước ép quả khế.
Câu 11: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base?
A. NaOH, CaO, KOH, Mg(OH)2.
B. NaOH, Ca(OH)2,KOH, Mg(OH)2.
C. NaOH, CaSO4, KOH, Mg(OH)2.
D. NaOH, Ca(OH)2, KOH, MgO
Câu 12: Tên gọi carbon dioxide ứng với công thức nào sau đây?
A. CO2. B. CO. C. C2O. D. H2CO3.
Câu 13: Hợp chất X được tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+). Chất X thuộc loại chất gì?
A. Muối.
B. Acid.
C. Base.
D. Oxide.
Câu 14: Thang pH thường dùng có giá trị
A. từ 7 đến 14.
B. từ 1 đến 14.
C. từ 3 đến 14.
D. từ 1 đến 7.
Câu 15: Một trong các nguyên tố hóa học cần cung cấp cho cây trồng với một lượng nhỏ (vi lượng) dưới dạng hợp chất là.
A. N.
B. Zn.
C. P.
D. K.
II. Tự luận (2,5 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Hoàn thành dãy chuyển hóa sau:
Câu 2 (1,5 điểm): Cho 200ml dung dịch Na2SO4 0,1M tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thu được m gam kết tủa
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính khối lượng m (g)
c) Tính nồng độ dung dịch BaCl2, biết thể tích dung dịch BaCl2 đã dùng là 50ml
Đề 2
I. Trắc nghiệm ( 7,5 điểm)
Câu 1: Công dụng của bình thủy tinh có nút nhám là
A. đo khối lượng. B. đo thể tích. C. bảo quản hóa chất. D. đun nóng.
Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?
A. Đường cháy thành than. B. Cơm để lâu bị ôi thiu.
C. Sữa chua lên men. D. Nước hóa rắn ở 0oC.
Câu 3: Sản phẩm của phản ứng: Sắt (iron) + hydrochloric acid → iron (II) chloride + hydrogen là
A. sắt (iron). B. hydrochloric acid.
C. iron (II) chloride. D. iron (II) chloride và hydrogen.
Câu 4: Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
A. Phản ứng đốt cháy cồn. B. Phản ứng quang hợp.
C. Phản ứng đốt cháy xăng. D. Phản ứng đốt cháy que diêm
Câu 5: Số mol của 50g CaCO3 là:
A. 2 B. 1 C. 0,5 D. 1,5
Câu 6: Biết phần trăm khối lượng đường trong 120g cốc nước đường là 1,8%. Khối lượng đường trong cốc nước đường là:
A. 1,8g B. 2,16g C. 12g D. 18g
Câu 7: Khối lượng của CuSO4 có trong 100ml dung dịch CuSO4 0,5 M là
A. 80 gam
B. 160 gam
C. 16 gam.
D. 8 gam.
Câu 8: Cho 4,8 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 3,65 gam hydrochloride acid(HCl) thu được magnesium chloride (MgCl2) và khí hydrogen. Thể tích khí H2 thu được ở dktc là
A. 2,2400 lít.
B. 2,4790 lít.
C. 1,2395 lít.
D. 4,5980 lít.
Câu 9: Những phát biểu nào dưới đây là đúng?
(a) Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy, dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.
(b) Trong quá trình sản xuất rượu (ethylic alcohol) từ gạo, người rắc men gạo đã nấu chín (cơm) trước khi ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
(c) Một chất xúc tác có thể là chất xúc tác cho tất cả phản ứng.
(d) Có thể dùng chất ức chế để làm giảm tốc độ của phản ứng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10: Dãy dung dịch/chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
A. HNO3, H2O, H3PO4. B. CH3COOH, HCl, HNO3.
C. HBr, H2SO4, H2O. D. HCl, NaCl, KCl.
Câu 11: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base tan?
A. Ba(OH)2, NaOH, KOH.
B. NaOH, Mg(OH)2, KOH.
C. NaOH, KOH, Cu(OH)2.
D. Mg(OH)2, Cu(OH)2, KOH.
Câu 12: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. Na2O. B. CaO. C. SO2. D. Fe2O3.
Câu 13: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối?
A. Acid tác dụng với base.
B. Kim loại tác dụng với oxygen.
C. Acid tác dụng với oxide base.
D. Base tác dụng với oxide acid.
Câu 14: Dung dịch X có pH = 3,0; dung dịch Y có pH = 9,0. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?
A. Cả X và Y đều là dung dịch acid.
B. Cả X và Y đều là dung dịch base.
C. X là dung dịch acis, Y là dung dịch base.
D. X là dung dịch base, Y là dung dịch acid
Câu 15: Công thức hóa học của một trong các loại phân đạm là
A. KCl.
B. NaCl.
C. MgSO4.
D. NH4NO3
II. Tự luận (2,5 điểm)
Câu 1: Hoàn thành dãy chuyển hóa sau
Câu 2: Cho một chiếc đinh sắt vào 20 ml dung dịch CuSO4 0,1 m. Sau phản ứng kết thúc, thấy có kim loại màu đỏ được tạo thành.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
b) Giả sử CuSO4 trong dung dịch phản ứng hết, tính khối lượng kim loại màu đỏ được tạo ra
Đề 3
Câu 1: Công dụng của thìa thủy tinh là
A. đo khối lượng. B. lấy hóa chất rắn. C. cố định ống nghiệm. D. đun nóng.
Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?
A. Muối ăn hòa vào nước thành nước muối. B. Bật bếp ga thấy lửa màu xanh.
C. Cồn bay hơi khi mở nắp. D. Mở lọ nước hoa thấy mùi thơm.
Câu 3: Chất phản ứng của phản ứng: nhôm (aluminium) + chlorine → aluminium chloride là
A. nhôm (aluminium). B. aluminium chloride.
C. chlorine. D. nhôm (aluminium) và chlorine.
Câu 4: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.
C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường
D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.
Câu 5: Khối lượng của 0,2 mol Al2O3 là
A. 10,2g B. 2,04g C. 1,02g D. 20,4g
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen, thu được 0,640 gam magnesium oxide. Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng
A. 0,640 gam
B. 0,256 gam
C. 0,320 gam
D. 0,512 gam
Câu 7: ở 25oC, 250 gam nước có thể hòa tan tối đa 80 gam KNO3, độ tan của KNO3 ở 25oC là
A. 32 gam/ 100 gam H2O
B. 36 gam/ 100 gam H2O
C. 80 gam/ 100 gam H2O
D. 40 gam/ 100 gam H2O
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, khí O2 được điều chế từ phản ứng tỏa nhiệt phân potassium permanganate (KMnO4): 2 KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2 .Đem nhiệt phân hoàn toàn 7, 9 gam potassium permanganate thu được khối lượng khí O2 là
- 0,2 gam.
- 1,6 gam
- 0,4 gam.
- 0,8 gam.
Câu 9: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Đốt trong lò kín.
B. Xếp củi chặt khít.
C. Thổi không khí khô.
D. Thổi hơi nước.
Câu 10: Chất nào sau đây không phản ứng với sắt?
A. NaCl. B. CH3COOH. C. H2SO4. D. HCl.
Câu 11: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base không tan?
A. Fe(OH)2, Mg(OH)2, NaOH.
B. Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH.
C. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2.
D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2.
Câu 12: Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính?
A. Fe2O3.
B. CaO.
C. SO3.
D. Al2O3.
Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng sau:
? + 2HCl → ZnCl2 + H2
Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi là
A. Zn(OH)2. B. ZnO. C. Zn. D. ZnCO3.
Câu 14: Dung dịch không màu X có pH = 10, dung dịch không màu Y có pH=4. Khi nhỏ dung dịch phenolphtalein vào các dung dịch X và Y thì có hiện tượng:
A. Dung dịch X và Y chuyển sang màu hồng.
B. Dung dịch X và Y không chuyển màu.
C. Dung dịch X chuyển màu hồng, dung dịch Y không chuyển màu.
D. Dung dịch X không đổi màu, dung dịch Y chuyển sang màu hồng.
Câu 15: Công thức hóa học của một trong các loại phân bón kép là
A. K2SO4
B. (NH4)2SO4
C.KNO3
D. Ca3(PO4)2.
II. Tự luận
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau
Câu 2: Một nguyên tố R có hoá trị II. Trong thành phần oxide của R, oxygen chiếm 40% về khối lượng.
a) Tìm công thức oxide đó?
b) Cho 4g oxide trên tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng.
Đề 4
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Công dụng của ống nghiệm là
A. chứa hóa chất thí nghiệm. B. cố định ống nghiệm.
C. đun nóng hóa chất. D. bảo quản hóa chất.
Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?
A. Bóng đèn phát sáng, kèm theo tỏa nhiệt.
B. Hòa tan đường vào nước để được nước đường.
C. Đun nóng đường, đường chảy rồi chuyển màu đen, có mùi hắc.
D. Trời nắng, nước bốc hơi hình thành mây.
Câu 3: Cho phản ứng: copper + sulfur → copper sulfur. Số chất tham gia trong phản ứng trên là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phá vỡ.
B. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ.
C. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ.
D. Trong phản ứng hoá học các phân tử được bảo toàn.
Câu 5: Thể tích của 0,25 mol khí nitrogen ở điều kiện chuẩn là (làm tròn đến số thập phân thứ nhất):
A. 6,2 lít B. 7,0 lít C. 6,5 lít D. 5,6 lít
Câu 6: Một lá sắt (iron) nặng 28 g để ngoài không khí, xảy ra phản ứng với oxygen, tạo ra gỉ sắt. Sau một thời gian, cân lại lá sắt, thấy khối lượng thu được là 31,2 g. Khối lượng khí oxygen đã phản ứng là
A. 3,2 g.
B. 1,6 g.
C. 6,4g.
D. 24,8 g.
Câu 7: Khối lượng NaOH có trong 300 m L dung dịch nồng độ 0,15 M là
A. 1,8 g.
B. 0,045 g.
C. 4,5g.
D. 0,125g.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn a gam bột aluminium cần dùng hết 19,2 gam khí O2 và thu được b gam aluminium oxide (Al2O3) sau khi kết thúc phản ứng. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 21,6 và 40,8.
B. 91,8 và 12,15.
C. 40,8 và 21,6.
D. 12,15 và 91,8.
Câu 9: Chất xúc tác là chất
A. làm tăng tốc độ của phản ứng
B. làm tăng tốc độ của phản ứng nhưng không bị thay đổi sau phản ứng.
C. làm tăng tốc độ của phản ứng và bị thay đổi sau phản ứng.
D. làm tăng tốc độ của phản ứng và bị thay đổi sau phản ứng.
Câu 10: Công thức hóa học của acid có trong dịch vị dạ dày là
A. CH3COOH.
B. H2SO4
C. HNO3
D. HCl
Câu 11: Dãy gồm các dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. NaOH, BaCl2, HBr, KOH.
B. NaOH, Na2SO4, KCl, H2O2.
C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
D. NaOH, NaNO3, KOH, HNO3.
Câu 12: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Fe2O3.
B. NaCl.
C. CO2.
D. HNO3.
Câu 13: Cho các chất sau: KCl, NaOH, MgSO4, HNO3, P2O5, NaNO3. Số chất thuộc loại muối là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Dung dịch acid thường có giá trị PH là:
A.pH > 7 B. pH < 7 C. pH = 7 D. pH> 14
Câu 15: Chất nào sau đây trong phân lân, cung cấp nguyên tố đa lượng cho cây trồng?
A. MgCl2. B. Na2CO3. C. Ca(H2PO4)2. D. CaSO4.
II. Tự luận
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
Câu 2: Cho một thanh sắt (Fe) vào cốc đựng 200 mL dung dịch CuSO4 nồng độ a (M). Sau khi phản ứng hoàn toàn, đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt. Cân lại thanh sắt thấy khối lượng tăng thêm 0,8 g. Xác định giá trị của a.
Đề 5
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Công dụng của đèn cồn là
A. chứa hóa chất thí nghiệm. B. cố định ống nghiệm.
C. đun nóng hóa chất. D. bảo quản hóa chất.
Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?
A. Khi nấu canh cua, gạch cua nổi lên trên. B. Cồn để trong lọ không đậy nắp bị cạn dần.
C. Đun nước, nước sôi bốc hơi. D. Đốt cháy than để nấu nướng.
Câu 3: Cho phản ứng: iron (II) hydroxide + oxygen + nước → iron (III) hydroxide. Số chất phản
ứng trong phản ứng trên là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 4: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường.
B. các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng.
C. các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
D. các chất sản phẩm truyền nhiệt cho môi trường.
Câu 5: Tìm nguyên tố X biết X có tỉ khối so với O2 là 2
A. S B. Cu C. Fe D. F
Câu 6: Nung 100g đá vôi ở 1000oC thu được calcium dioxide và 20g khí carbon dioxide. Khối lượng calcium dioxide thu được
A. 120g
B. 20g
C. 80g
D. 100g
Câu 7: Khối lượng H2O2 có trong 30 g dung dịch nồng độ 3%
A. 10 g.
B. 3 g.
C. 0,9 g.
D. 0,1 g.
Câu 8: Đốt cháy than đá (thành phần chính của carbon) sinh ra khí carbon dioxide theo phương trình hóa học sau: C + O2 \( \to \) CO2. Biết khối lượng than đá đem đốt là 30 gam, thể tích khí CO2 đo được (ở dktc) là 49,58 lít. Thành phần phần trăm về khối lượng của carbon trong than đá là
A. 40,0%.
B. 66,9%.
C. 80,0%.
D. 6,7%.
Câu 9: Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm, người ta cho đá vôi (rắn) phản ứng với dung dịch hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra như sau:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2. Biện pháp nào sau đây không làm phản ứng xảy ra nhanh hơn?
A. Đập nhỏ đá vôi. B. Tăng nhiệt độ phản ứng.
C. Thêm CaCl2 vào dung dịch. D. Dùng HCl nồng độ cao hơn.
Câu 10: Nhúng mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch X thấy màu của giấy quỳ không thay đổi, nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch Y thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?
A. Cả X và Y đều là dung dịch acid
B. X là dung dịch acid, Y không phải là dung dịch acid.
C. X không phải là dung dịch acid, Y là dung dịch acid.
D. Cả X và Y đều không phải là dung dich acid.
Câu 11: Có thể dùng chất nào sau đây để khử độ chua của đất?
A. Vôi tôi (Ca(OH)2. B. Hydrochloric acid.
C. Muối ăn. D. Cát.
Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Ca(OH)2 + ? → CaCO3 + H2O. Biết ở vị trí dấu hỏi (?) là một oxide, đó là chất nào sau đây?
A. H2CO3. B. CO2. C. SO2. D. CO.
Câu 13: Các muối nào sau đây đều tan tốt trong nước?
A. Na2SO4, BaSO4, BaCl2.
B. CuSO4, FeCl3, Pb(NO3)2.
C. MgSO4, ZnSO4, PbSO4.
D. K2CO3, CaCO3, CaCl2.
Câu 14: Dung dịch nào sau đây có pH > 7:
A. NaCl B. HCl C. KOH D. Ba(NO3)2
Câu 15: Loại phân bón nào sau đây có trong tro bếp?
A. Phân đạm. B. Phân kali.
C. Super lân. D. Phân lân nung chảy.
II. Tự luận
Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
Câu 2: 11.27 Cho dung dịch chứa 32,5 g muối chloride của một kim loại M tác dụng với 300 mL dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 21,4 g kết tủa.
a) Xác định kim loại M và công thức muối chloride.
b) Tính nồng độ của dung dịch NaOH đã dùng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tổng hợp 5 đề giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều có đáp án timdapan.com"